-
1
Tổng thể
-
2
Điểm tổng hợp
-
3
Điện Biên
-
4
Sơn La
-
5
Kon Tum
-
6
Kiên Giang
Kết quả đánh giá chỉ số môi trường – xã hội cho REDD+
100-67
Sẵn sàng
66-34
Sẵn sàng một phần
33-0
Chưa sẵn sàng
Giới thiệu
Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) là một sáng kiến quốc tế tập trung vào vai trò của rừng như một giải pháp giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu toàn cầu. Xuất phát từ một ý tưởng đơn giản, rằng các quốc gia đang phát triển có thể thương lượng một phần đền bù tài chính cho việc giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng, REDD+ được kỳ vọng mang lại những lợi ích lớn lao hơn về mặt môi trường và xã hội: nâng cao khả năng hấp thụ carbon rừng, tăng cường quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời giúp cải thiện điều kiện sống hiện phụ thuộc cao vào rừng của người dân địa phương. Chỉ số môi trường – xã hội cho REDD+ cấp tỉnh (REDD+ Environmental and Social Index, gọi tắt là RESI) được phát triển dựa trên quá trình tham vấn đầy đủ các bên liên quan, trở thành một bộ công cụ đánh giá hiện trạng môi trường – xã hội; từ đó phản ánh những lợi thế cũng như rủi ro khi quyết định triển khai, thực hiện REDD+ trong bối cảnh cụ thể của từng địa phương. Nói cách khác, RESI giúp đo lường mức độ sẵn sàng của các tỉnh khi bắt đầu triển khai thực hiện các dự án, hoạt động REDD+, căn cứ trên các điều kiện sẵn có ở 04 khía cạnh chính: thể chế, chính sách, môi trường và xã hội.
Các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo trong quá trình ra quyết định, dự báo, lập kế hoạch giám sát – đánh giá mức độ thành công hoặc rủi ro khi triển khai thực hiện REDD+ tại địa phương.
RESI giúp hệ thống hóa và cung cấp thông tin đầu vào hữu ích cho quá trình xây dựng kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh; cũng như xây dựng các hệ thống đảm bảo an toàn phù hợp với bối cảnh cụ thể của địa phương từ trước khi các dự án/hoạt động REDD+ được triển khai
Từ thông tin RESI cung cấp, các nhà đầu tư (nhà tài trợ quốc tế, tổ chức phi chính phủ, nhà đầu tư tư nhân…) có thể so sánh ưu thế giữa các địa phương khi lựa chọn địa bàn thực hiện REDD+ nhằm đảm bảo các chi phí cơ hội và rủi ro được hạn chế đến mức thấp nhất.
Được thử nghiệm tại Lâm Đồng và đánh giá thí điểm tại Điện Biên, Kon Tum, Sơn La và Kiên Giang trong năm 2014, kết quả đánh giá RESI chỉ ra rằng, dù chưa thực sự triển khai (Sơn La, Kiên Giang) hay đã có kinh nghiệm thực hiện REDD+ (Điện Biên, Kon Tum), các tỉnh này đều đang ở mức sẵn sàng thấp hoặc chưa sẵn sàng triển khai thực hiện REDD+ khi vẫn còn rất nhiều hạn chế để có thể thực hiện REDD+ một cách hiệu quả. Những vấn đề như: vai trò của kinh tế lâm nghiệp, hệ thống giám sát – đánh giá theo dõi diễn biến rừng, chia sẻ thông tin, minh bạch – trách nhiệm giải trình, những vấn đề về quyền sở hữu, giải quyết tranh chấp và sự tham gia đầy đủ, có ý nghĩa của các bên liên quan…là những hạn chế lớn nhất hiện nay tại các địa phương này.