Điện Biên

Sơn La

Kon Tum

Kiên Giang

100-67

Sẵn sàng

66-34

Sẵn sàng một phần

33-0

Chưa sẵn sàng

Điện Biên là tỉnh miền núi Tây Bắc, Việt Nam. Diện tích đất có rừng toàn tỉnh chiếm 384.691 ha, chiếm 40.2% diện tích tự nhiên, trong đó 98% diện tích rừng hiện có là rừng tự nhiên (301.229 ha rừng phục hồi, 19.055 ha rừng trung bình, 22.920 ha rừng hỗ giao gỗ và tre nứa và rừng nghèo chiếm 4.8%). Nhiệm vụ cụ thể của ngành lâm nghiệp Điện Biên là: “Tập trung phát triển rừng một cách bền vững, hiệu quả; rà soát, cắm mốc phân định rõ ranh giới quy hoạch 3 loại rừng tại thực địa; giao đất gia rừng gắn với thực hiện các chính sách hỗ trợ khoanh nuôi, bảo vệ rừng và trồng rừng; bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; khuyến khích đa dạng hóa cá hình thức đầu tư trồng rừng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nhằm từng bước làm cho lâm nghiệp có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và sinh thái” (Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên). Năm 2014, cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng, UBND tỉnh Điện Biên xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ nhằm thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình hành động Quốc gia về REDD+ giai đoạn 2011 – 2020 và tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2009 -2020.

Chỉ số Môi trường – Xã hội cho thực hiện REDD+ của

nhận được số điểm đánh giá “sẵn sàng một phần”, tương đương với 48.42 điểm. Các điểm số thành phần: chính sách, thể chế, môi trường và xã hội đều ở mức trung bình, từ 43 – 52 điểm. Cụ thể:

Các hợp phần chính
Điểm số
Nền tảng chính sách - pháp luật
Hệ thống tổ chức - thể chế
Hiện trạng môi trường
Hiện trạng xã hội
Nền tảng chính sách – pháp luật

Điểm số của hợp phần chính sách – pháp luật của Điện Biên đạt 52.30 điểm, tương đương với mức “sẵn sàng một phần”. Với sự hỗ trợ của dự án Hỗ trợ kỹ thuật quản lý rừng bền vững tại vùng đầu nguồn Tây Bắc (SUSFORM-NOW), giai đoạn 2010 – 2015, nền tảng chính sách pháp luật liên quan đến các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Điện Biên tương đối hoàn thiện, Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng của tỉnh, chính sách tái cơ cấu, đổi mới nông lâm trường quốc doanh hay chính sách đóng cửa rừng đều được cụ thể hóa trong các quyết định của tỉnh, trong đó, các nội dung liên quan đến phát triển rừng, nâng cao độ che phủ rừng, tạo thêm việc làm từ ngành lâm nghiệp, đóng góp xóa đói giảm nghèo và tăng nguồn thu từ chi trả DVMTR đều được chú trọng. Ngoài nguồn tài chính hàng năm từ ngân sách quốc gia và địa phương, nguồn thu từ chi trả DVMTR tỉnh Điện Biên (trung bình 143 tỷ VNĐ/năm) hiện đóng vai trò khá quan trọng, đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh hàng năm. Đây sẽ là những nền tảng chính sách quan trọng cho việc triển khai thực hiện REDD+ trong tương lại ở Điện Biên. Tuy nhiên, vai trò của rừng và đa dạng sinh học không thực sự được coi trọng trong các quyết sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Các cơ quan lâm nghiệp thường không được/không tham gia trong các hội đồng thẩm định hoặc tham gia vào quá trình lập các báo cáo tác động môi trường của dự án phát triển có tác động đến rừng và đa dạng sinh học. Điểm số của Điện Biên trong tiêu chí đánh giá này rất thấp, tương đương 27.19 điểm; đồng thời kéo điểm số của cả hợp phần chính sách – pháp luật của Điện Biên xuống mức trung bình.

Hệ thống tổ chức – thế chế

Điểm số hợp phần hệ thống tổ chức – thể chế của Điện Biên cũng khá thấp, đạt 43.99 điểm, tương đương với mức “sẵn sàng một phần”. Trong hợp phần này, điểm yếu của Điện Biên nằm ở: (i) năng lực và kinh nghiệm quản trị lâm nghiệp (27.27 điểm) phản ánh qua sự tham gia một cách “hình thức” của các bên liên quan trong các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng: (ii) cơ chế hợp tác, điều phối giữa các bên liên quan (cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp và các sở, ngành khác) trong quản lý, bảo vệ rừng gần như chưa có (29 điểm); (iii) thông tin đánh giá về giá trị kinh tế lâm nghiệp (14.29) của tỉnhđều không có, điều này ảnh hưởng đến khả năng đánh giá những chi phí cơ hội cũng như hiệu quả khi thực hiện triển khai REDD+ tại địa phương, Kinh nghiệm và ưu tiên REDD+ của tỉnh Điện Biện đạt số điểm khá cao, 77.67 điểm nhờ kinh nghiệm thực hiện REDD+ do JICA triển khai tại hai huyện Mường Chà và Điện Biên trong các năm qua. Đến tháng 4/2014, Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh của Điện Biên cũng chính thức được thông qua, với các nội dung tập trung chủ yếu vào các hoạt động bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng theo Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng sẵn có của tỉnh. Phương pháp xây dựng PRAP của Điện Biên là vẫn là cách tiếp cận đơn ngành, thiếu vắng những đánh giá về ảnh hưởng của các chính sách, quy hoạch kinh tế - xã hội khác đến REDD+, và ngược lại. Hệ thống quyền tiếp cận và sở hữu đối với rừng/đất rừng tại địa phương cũng chưa được đảm bảo đầy đủ, ngoài quyền tiếp cận đối với rừng, các quyền sở hữu liên quan như: quyền sử dụng, quyền quản lý, định đoạt và chuyển nhượng đều chỉ được đảm bảo một phần (45.36). Điều này cũng phần nào ảnh hưởng tới khả năng xây dựng một hệ thống chia sẻ lợi ích cho REDD+ sau này.

Hiện trạng môi trường

Hiện trạng môi trường cho REDD+ của Điện Biên đạt điểm số cao nhất trong các hợp phần, 60.07 điểm, vẫn ở mức “sẵn sàng một phần” nhưng cũng gần mức “sẵn sàng” cho thực hiện REDD+. Với lợi thế 98% diện tích rừng của tỉnh là rừng tự nhiên và với tỷ lệ che phủ rừng 40.2%, Điện Biên được coi là có điều kiện cần thuận lợi cho thực hiện REDD+ (100 điểm). Các thông tin, thông tin liên quan đến nguy cơ mất rừng và suy thoái rừng của tỉnh đều chỉ ra là có rủi ro nhưng mức độ tác động không cao (66.78 điểm), đặc biệt là tác động do các dự án xây thủy điện, mở rộng diện tích trồng sắn. chè, cao su, cà phê và các dự án tái định cư. Các hỗ trợ và thúc đẩy công tác trồng rừng có xu hướng giảm dần trong 5 năm gần đây (33 điểm) cũng như sự thiếu hụt thông tin (gần như không có) đánh giá về mức độ dễ tổn thương của rừng trước tác động của hoạt động con người và BĐKH (22.33) trở thành những hạn chế lớn về khía cạnh môi trường khi bắt đầu triển khai REDD+ tại Điện Biên.

Hiện trạng xã hội

Tương tự như các hợp phần trước, hiện trạng xã hội cho REDD+ của Điện Biên cũng chỉ đạt số điểm trung bình (48.02 điểm) và ở mức “sẵn sàng một phần” cho thực hiện REDD+. Nguyên nhân dẫn tới điểm số này là những hạn chế về thông tin đánh giá sinh kế và lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp (22.33 điểm) bởi sẽ rất khó khăn để có thể đánh giá và so sánh tác động của hoạt động REDD+ đối với khía cạnh xã hội, sinh kế hay giảm nghèo nếu không có những thông tin nền cơ bản này. Rủi ro liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất gần như không xảy ra ở Điện Biên, hoặc nếu có, đều được đánh giá là dễ giải quyết (67 điểm). Đây có thể được coi là một hỗ trợ quan trọng trong quá trình xác định được quyền đối với carbon REDD+ sau này cũng như xây dựng hệ thống chia sẻ lợi ích dựa trên quyền sở hữu cho REDD+ tại Điện Biên. Các hợp phần còn lại trong hợp phần này đều ở mức trung bình thấp, như: điều kiện dân số, dân tộc thiểu số và nghèo đói (55.33 điểm), sự tham gia của người dân, cộng đồng và chính quyền địa phương (43.75 điểm) và vai trò của giới và mức độ liên quan đến hoạt động lâm nghiệp (40.67 điểm).

Sơn La là tỉnh thuộc khu vực miền núi Tây Bắc. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 635.231 ha, trong đó 96% là rừng tự nhiên, với độ che phủ rừng đạt 44.6% (2013). Cùng với Lâm Đồng, Sơn La là một trong hai tỉnh được lựa chọn thí điểm chính sách chi trả DVMTR từ năm 2008. Cho đến nay , Sơn La đã thu được gần 206 tỷ VNĐ tiền chi trả DVMTR. Hiện chưa có dự án hoặc chương trình nào có kế hoạch triển khai REDD+ tại Sơn La.

Chỉ số Môi trường – Xã hội cho thực hiện REDD+ của Sơn La

Sơn La đạt được là 45.42, ở mức “sẵn sàng một phần”. Các điểm số thành phần của Sơn La: nền tảng chính sách – pháp luật, tổ chức – thể chế, môi trường và xã hội đều ở mức trung bình thấp (41.24 – 46.30 điểm).

Các hợp phần chính
Điểm số
Nền tảng chính sách - pháp luật
Hệ thống tổ chức - thể chế
Hiện trạng môi trường
Hiện trạng xã hội
Nền tảng chính sách – pháp luật

Điểm số của hợp phần chính sách – pháp luật của Sơn La đạt số điểm không cao, 45.68 điểm. Trong hợp phần này, Sơn La lại có điểm thành phần liên quan đến mức độ sẵn có và phù hợp của các chính sách QLBVR và chính sách tài chính cho lâm nghiệp lại rất cao, lần lượt là 80.67 và 76.43 điểm. Trong nghị quyết số 108/NQ-HĐND tỉnh Sơn La ngày 04/12/2013 đã thông qua Quy hoạch BV&PTR đến năm 2015 và định hướng 2020 với phương hướng chính là “…bảo vệ rừng một cách toàn diện, đảm bảo vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp dịch vụ môi trường rừng và bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng; đồng thời đảm bảo lợi ích kinh tế, đem lại nguồn thu nhập đáng kể từ rừng cho người dân, đặc biệt là nhân dân vùng sâu và vùng xa, vùng biên giới, đặc biệt khó khăn…đảm bảo hài hòa quyền lợi và trách nhiệm giữ người giữ rừng với các thành phần kinh tế hưởng lợi từ rừng”. Những định hướng này là phù hợp với các mục tiêu của REDD+ nên sẽ trở thành căn cứ pháp lý quan trọng khi quyết định tổ chức triển khai REDD+ tại Sơn La. Từ năm 2008, Sơn La là một trong hai tỉnh thực hiện thí điểm chính sách chi trả DVMTR, với hai loại dịch vụ chính được thí điểm là nước sạch và thủy điện. Tính đến năm 2014, toàn tỉnh đã thu được gần 206 tỷ VNĐ từ chi trả DVMTR và đóng vai trò quan trọng trong triển khai các hoạt động QLBVR của tỉnh. Nguồn lực tài chính và những kinh nghiệm khi thực hiện chi trả DVMTR sẽ là những nền tảng quan trọng khi xem xét triển khai thực hiện REDD+, vốn cũng được định nghĩa là một loại dịch vụ môi trường rừng liên quan đến carbon, ở Sơn La trong tương lai. Hai tiêu chí đánh giá còn lại, Sơn La lại có số điểm rất thấp, lần lượt là: Mức độ lồng ghép rừng và BĐKH trong các phát triển KT-XH của tỉnh (37.44 điểm) và vai trò của rừng và ĐDSH trong quá trình đánh giá tác động môi trường (27.04 điểm). Đây được coi là hai yếu điểm cần khắc phục đối với tỉnh Sơn La. Do đó, một cách tiếp cận đa ngành, lồng ghép các mục tiêu và nội dung của REDD+ vào các quy hoạch, kế hoạch KT-XH sẵn có của tỉnh, cũng như lồng ghép các tiêu chí liên quan đến rừng/đa dạng sinh học trong các quyết định phát triển KT-XH là những hoạt động cần thực hiện ngay từ bước đầu tiên khi chuẩn bị xây dựng kế hoạch hành động thực hiện REDD+ tại Sơn La.

Hệ thống tổ chức – thế chế

Tương tự như hợp phần về chính sách – pháp luật, trong hợp phần này, Sơn La có số điểm không cao, đạt 45.81 điểm và ở mức “sẵn sàng một phần”. Năng lực và kinh nghiệm quản trị lâm nghiệp được đánh giá thấp (33.36 điểm). Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch BVPTR của tỉnh Sơn La được UBND tỉnh giao trực tiếp cho Sở NNPTNT và chi cục Kiểm lâm làm đầu mối thực hiện. Sự tham gia của các bên còn lại (các sở ngành chuyên môn, UBND các tỉnh, đại diện người dân hay khối doanh nghiệp…) đều không được tham gia. Tỷ lệ rừng đã có chủ hiện được giao cho các hộ gia đình (159.034,9) và đặc biệt là cộng đồng (443.141.6 ha) quản lý, bảo vệ khá cao, tương đương với 76.2% diện tích rừng của tỉnh. Đây là một thuận lợi cho việc triển khai các dự án REDD+ muốn hướng tới đối tượng là các cộng đồng vùng sâu sa, sống dựa vào rừng. Dù tỷ lệ giao rừng cho cộng đồng khá lớn, tuy nhiên, do những hạn chế liên quan đến cơ chế chính sách, mà những quyền hưởng lợi từ rừng và đất rừng cho cộng đồng còn rất nhiều hạn chế trong thực tế. Hơn thế nữa, số lượng chủ rừng nhỏ lẻ quá lớn, cũng là một hạn chế khi xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích cho REDD+ tại đây. Có kinh nghiệm và hệ thống tổ chức – thể chế giúp thực hiện chính sách chi trả DVMTR, vốn là một cơ chế QLBVR và chi trả tương tự REDD+, trong suốt một thời gian dài (2008-2014), nên những tiêu chí còn lại đánh giá mức độ sẵn sàng về tổ chức – thể chế của Sơn La cho REDD+ đều đạt điểm từ trung bình trở lên, ví dụ: Hợp tác, phối hợp giữa các bên trong hoạt động quản lý, bảo vệ rừng (67 điểm), Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin (56.33 điểm), thực thi lâm luật và quản lý bảo vệ rừng (54.25 điểm), hệ thống giám sát và thu thập thông tin lâm nghiệp (76.14 điểm). Tương tự các tỉnh khác, những thông tin và phân tích đánh giá giá trị của kinh tế lâm nghiệp để làm nền tảng so sánh, đánh giá cho hiệu quả can thiệp REDD+ sau này hoàn toàn chưa được thực hiện tại Sơn La (9.43 điểm).

Hiện trạng môi trường

Dù có diện tích rừng lớn (Diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 635.231 ha, trong đó 96% là rừng tự nhiên, với độ che phủ rừng đạt 44.6%) nhưng tỷ lệ rừng giàu và trung bình chiếm tỷ lệ cao (91%), khiến Sơn La khó có thể đạt khả năng tăng trưởng rừng và có nguồn thu lớn từ carbon trong tương lại đạt mức tối ưu. Với đặc điểm như vậy, vốn rừng của Sơn La chỉ đạt 67 điểm, vừa đạt mức “sẵn sàng” cho thực hiện REDD+. Xu hướng mất rừng tại Sơn La trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR, đã có xu hướng giảm đi khá nhiều. Diện tích rừng bị mất những năm 2011 khoảng gần 250 ha/năm thì đến 2014 chỉ còn khoảng 50 ha. Tỷ lệ che phủ rừng của Sơn La gần như không thay đổi (khoảng 44 – 45%), chứng tỏ tốc độ mất rừng và trồng bù rừng gần như ngang bằng. Mức độ dễ tổn thương của rừng và đa dạng sinh học trước tác động của các điều kiện thời tiết cực đoan được ghi nhận ngày một nhiều trong 5 năm trở lại đây tại Sơn La (2009 – 2014), đặc biệt là tình trạng cháy rừng và xuất hiện những điểm nguy cơ cháy cao. Với những điểm mạnh và hạn chế kể trên, điểm số hợp phần môi trưởng của tỉnh Sơn La là 41.24 điểm, ở mức “sẵn sàng một phần”.

Hiện trạng xã hội

Sơn La có tới 88% tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Thái, Mông, Mường và Dao (NGTK, 2012), với sinh kế phụ thuộc khá lớn vào nông, lâm nghiệp, tương đương 51-53% tổng thu nhập. Tỷ lệ nghèo tuy cao (30%) nhưng có xu hướng giảm dần trong vòng 5 năm trở lại đây (2008 – 2013). Do đặc điểm canh tác nương rẫy và sinh kế phụ thuộc vào rừng, nên tình trạng tranh chấp quyền khai thác, sử dụng rừng/tài nguyên rừng giữa các hộ gia đình với nhau, giữa các hộ gia đình và các tổ chức kính tế và chủ rừng nhà nước đều có xảy ra tại Sơn La. Tuy nhiên tuần suất không nhiều và cũng dễ giải quyết thông qua hòa giải. Mức độ tham gia của hộ gia đình, cộng đồng và chính quyền địa phương vào các hoạt động như lập kế hoạch QLBVR cấp xã, giao đất –giao rừng hoặc khoán quản lý bảo vệ rừng, chi trả DVMTR, tuần tra bảo vệ rừng hay phòng cháy chữa cháy, còn nhiều hạn chế, vẫn dừng ở mức “được thông tin và yêu cầu tuân thủ thực hiện“. Điểm số của Sơn La trong hợp phần này là 46.31 điểm.

Cùng với Gia Lai, Đăk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, Kon Tum là một trong năm tỉnh khu vực Tây Nguyên, Việt Nam. Là tỉnh có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước 65.15% với 90% diện tích rừng là rừng tự nhiên, nên Kon Tum được coi là có vốn rừng rất phù hợp cho việc thực hiện và triển khai REDD+. Dự án Quỹ carbon cộng đồng do tổ chức Động, thực vật hoang dã thế giới (FFI) thực hiện từ 2012-2015 tại (xã Hiếu, huyện Kon Plong) là dự án REDD+ đầu tiên và duy nhất tại Kon Tum.

Chỉ số Môi trường – Xã hội cho thực hiện REDD+ của Kon Tum

Kon Tum nhận được số điểm đánh giá “sẵn sàng một phần”, tương đương với 48.49 điểm. Hiện trạng môi trường có thể được coi là điểm mạnh của Kon Tum cho quá trình triển khai thực hiện REDD+ tại đây. Các hợp phần còn lại như: nền tảng chính sách – pháp luật, hệ thống tổ chức – thể chế và hiện trạng xã hội đều ở mức trung bình, “sẵn sàng một phần”.

Các hợp phần chính
Điểm số
Nền tảng chính sách - pháp luật
Hệ thống tổ chức - thể chế
Hiện trạng môi trường
Hiện trạng xã hội
Nền tảng chính sách – pháp luật

Điểm số của hợp phần chính sách – pháp luật của Kon Tum đạt 53.69 điểm, tương đương với mức “sẵn sàng một phần” cho thực hiện REDD+. Dù đạt điểm số tương đối cao khi đánh giá mức độ sẵn sàng và phù hợp của các chính sách QLBV và phát triển rừng của tỉnh (66.67 điểm), mức độ lồng ghép và ưu tiên các nội dung liên quan đến QLBVR và BĐKH trong phát triển kinh tễ xã hội (66.71 điểm) và cơ chế - chính sách tài chính đầu tư cho ngành lâm nghiệp (70.88 điểm); nhưng vai trò của rừng và đa dạng sinh học tại Kon Tum hiện chưa được quan tâm đúng mức (23.41 điểm). Theo Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 7 tháng 04 năm 2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu (2011-2015) tỉnh Kon Tum, rừng tỉnh Kon Tum có xu hướng tăng lên, dự kiến đạt 39.824 ha. Trong đó xu hướng đẩy mạnh bảo vệ và mở rộng diện tích hệ thống rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Bên cạnh đó, mục tiêu chính của kế hoạch QLBVR của tỉnh Kon Tum tập trung “…góp phần bảo vệ được diện tích hiện có, xây dựng phát triển rừng bền vững, nâng cao độ che phủ rừng, tạo môi trường sinh thái, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học, hạn chế thiên tại, xóa đói giảm nghèo, ổn định dần sinh kế và củng cố quốc phòng”. Các mục tiêu về khía cạnh môi trường, kinh tế và xã hội trong lâm nghiệp cũng được lồng ghép trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, như “….nâng tỷ lệ che phủ lên 68% năm 2015 và trên 70 % vào năm 2020”, “…phát huy lợi thế về rừng để phát triển mạnh kinh tế rừng”, “…sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, tăng cường giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, bảo vệ môi trường”. Chinh sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng (gấp 10 lần so với ngân sách nhà nước đầu tư cho lâm nghiệp hàng năm) và tăng cường nguồn thu từ lâm nghiệp cho người dân địa phương tại Kon Tum. Là một cơ chế chi trả tương tự REDD+, việc vận hành cơ chế DVMTR tại Kon Tum sẽ là bài học kinh nghiệm tốt cho quyết định triển khai thực hiện REDD+ tại Kon Tum. Là một tỉnh nghèo, rừng và đa dạng sinh học ở Kon Tum đang phải đối mặt với những sức ép rất lớn từ các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vai trò của rừng và ĐDSH vẫn được đánh giá là ‘yếu thế” và “dễ dàng bị chuyển đổi” tại Kon Tum. Sự tham gia và vai trò của các cơ quan lâm nghiệp trong quá trình đánh giá tác động môi trường dự án phát triển , vốn được coi là hệ thống đảm bảo an toàn cho rừng và đa dạng sinh học hiện tại của Việt Nam, vẫn còn mang nhiều tính hình thức, chưa thực sự có ý nghĩa. Do đó, đây là một trong những điểm yếu mà Kon Tum sẽ phải cải thiện khi bắt đầu thiết kế thực hiện REDD+ thời gian tới.

Hệ thống tổ chức – thế chế

Điểm số hợp phần hệ thống tổ chức – thể chế của Kon Tum chỉ đạt mức điểm 43.9, ‘sẵn sàng một phần”. Trong đó, điểm số rất thấp liên quan đến thiếu hụt thông tin và đánh giá về vai trò và giá trị kinh tế lâm nghiệp (19.14 điểm), xác lập ưu tiên và kinh nghiệm thực hiện REDD+ địa phương (33.33 điểm) và hệ thống tiếp cận và quyền sở hữu đối với rừng/đất rừng tại địa phương (37.38 điểm). Khoảng 90% diện tích rừng của Kon Tum ( tương đương 503.205 ha) hiện đang thuộc quyền quản lý của các ban quản lý rừng và các công ty lâm nghiệp và các tổ chức kinh tế. Do đó, quyền và cơ hội tiếp cận sở hữu đối với đối tượng hộ gia đình và cộng đồng, vốn được coi là ưu tiên trong các can thiệp REDD+, sẽ gặp rất nhiều hạn chế. Hệ thống chia sẻ lợi ích nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng này, do đó, cũng không phải dễ dàng để xây dựng. Dự án REDD+ Quỹ carbon cộng đồng, được tổ chức Động, thực vật thế giới (FFI) thực hiện tại xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum trong thời gian 3 năm (2012 – 2015). Cách tiếp cận chính của dự án là triển khai thực hiện REDD+ dựa trên mô hình quản lý rừng cộng đồng, bảo vệ các bể chứa carbon rừng và tiếp cận thị trường carbon tự nguyện để bán tín chỉ carbon. Tuy nhiên, các hoạt động REDD+ mới chỉ dừng lại ở cấp độ thôn bản và xã, nhưng vẫn thiếu những kết nối chính sách, khả năng mở rộng phạm vi thí điểm cũng như xây dựng các nền tảng thể chế hỗ trợ tại cấp huyện, tỉnh. Các tiêu chí còn lại của hệ thống tổ chức – thể chế, liên quan nhiều đến hệ thống tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiện tại, đều cho số điểm ở mức trung bình cao, như: tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin lâm nghiệp (63 điểm), thực thi lâm luật và quản lý bảo vệ phát triển rừng tại địa phương (60.1 điểm), năng lực và kinh nghiệm quản trị lâm nghiệp (45.45 điểm), hệ thống giám sát và thu thập thông tin lâm nghiệp địa phương (42.71 điểm), hợp tác và điều phối quản lý bảo vệ rừng (41.5 điểm).

Hiện trạng môi trường

Kon Tum đạt 66.69 điểm cho hiện trạng môi trường ở mức “sẵn sàng một phần” và gần đạt tới mức “sẵn sàng”, cho thực hiện REDD+. Điểm yếu nhất cần được khắc phục để chuẩn bị cho triển khai REDD+ ở Kon Tum là việc thực hiện đánh giá mức độ dễ tổn thương của rừng và đa dạng sinh học trước những tác động của con người và BĐKH. Với tỷ lệ che phủ rừng 65.15%, tương đương diện tích 629.000 ha (TCTK, 2014) và rừng tự nhiên chiếm 90%, vốn rừng có thể coi là điểm thuận lợi nhất cho Kon Tum khi quyết định xây dựng và thực hiện REDD+. Xu hướng mất rừng giảm đi đáng kể trong vòng 5 năm trở lại đây (2009 – 2014), kèm theo các đầu tư trồng mới rừng và tỷ lệ che phủ rừng tăng đều theo các năm, cũng có thể được coi là một trong những lợi thế thuận lợi đảm bảo cho việc thực hiện REDD+ bền vững tại Kon Tum. Theo chi cục Lâm nghiệp tỉnh, từ 2006 đến nay, đã có khoảng 42.030, 5 ha rừng tự nhiên đã được chuyển đổi cho mục đích trồng cao su, Con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới theo các Quy hoạch trồng cao su, cà phê và phát triển một số cây công nghiệp khác của tỉnh. Tình trạng phát triển cây công nghiệp ồ ạt, cũng như nguy cơ chuyển đổi các diện tích rừng và đất lâm nghiệp sang trồng cao su, sắn, cà phê…được đánh giá là rủi ro lớn nhất cần khắc phục trong những năm tới nếu REDD+ được triển khai ở Kon Tum. Một quy hoạch sử dụng đất tổng thể, lồng ghép kế hoạch phát triển của các ngành và cả khu vực xác định ưu tiên cho thực hiện REDD+ cũng cần được xây dựng ở Kon Tum nếu hoạt động REDD+ được quyết định sẽ triển khai thực hiện ở đây.

Hiện trạng xã hội

Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 53.1 % dân số tỉnh Kon Tum, chủ yếu là các dân tộc Xơ Đăng, Bana, Giẻ Triêng, Gia Rai, Brâu và Mơ Nâm (NGTK, 2013). Dù đời sống người dân tộc địa phương phụ thuộc rất lớn vào rừng, nhưng tỷ lệ thu nhập từ các ngành nông, lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 20% so với tổng thu nhập của các hộ gia đình ở Kon Tum. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo và tình trạng tái nghèo xảy ra trong những năm gần đây tại Kon Tum (16.34% năm 2010 và tăng lên 22.77% năm 2012). Tình trạng thiếu đất canh tác nông nghiệp cho các hộ gia đình xảy ra phổ biến ở Kon Tum, đặc biệt đối với các hộ gia đình trẻ, mới tách hộ sau năm 2000, khi tỉnh Kon Tum có xây dựng Quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy cho từng huyện trên địa bàn tỉnh. Những đặc điểm xã hội như trên khiến Kon Tum vừa trở thành khu vực ưu tiên cho các can thiệp REDD+ (bởi tỷ lệ đói nghèo và DTTS cao) nhưng mức độ phụ thuộc vào rừng lớn và nhu cầu đất sản xuất cao lại trở thành vấn đề khó khăn mà Kon Tum cần phải giải quyết khi bắt đầu triển khai thực hiện REDD+. Bên cạnh đó, mức độ tham gia của hộ gia đình, cộng đồng địa phương cũng như chính quyền địa phương (UBND xã) trong các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng như lập kế hoạch QLBVR cấp xã, giao đất giao rừng, giao khoán bảo vệ rừng, thu hồi rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, tuần tra bảo vệ rừng hay phòng cháy chữa cháy, còn nhiều hạn chế, thường dừng ở mức “được thông tin và yêu cầu tuân thủ thực hiện”. Điểm số Kon Tum đạt được cho hợp phần này là 44.44. điểm.

là tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích đất có rừng là 91.372, 2 ha, trong đó 81.88% là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ (bao gồm 2 vườn quốc gia Phúc Quốc và U Minh Thượng, 5 ban quản lý rừng), còn lại là rừng sản xuất. Độ che phủ rừng đạt 14.4% và cuối năm 2011 và dự kiến tăng lên 14.6% năm 2015. Khác với các tỉnh thí điểm RESI khác, Kiên Giang đặc trưng bởi các khu rừng ngập mặn ven biển, được đánh giá là một trong những kiểu rừng giàu trữ lượng carbon-nhất ở vùng nhiệt đới. Vì vậy, đây được coi là một lợi thế lớn của Kiên Giang khi các dịch vụ môi trường như bãi đẻ thủy sản, carbon, cũng như các mô hình REDD+, được triển khai thực hiện ở đây.

Chỉ số Môi trường – Xã hội cho thực hiện REDD+ của Kiên Giang

Điểm số của tỉnh Kiên Giang đạt được khá thấp, 37.55 điểm, gần sát với mức “không sẵn sàng” thực hiện REDD+. Điểm số của Kiên Giang thấp ở cả 04 hợp phần: chính sách – pháp luật, tổ chức – thể chế, môi trường và xã hội. Tuy nhiên, Kiên Giang cũng có một số lợi thế liên quan đến đến các kế hoạch phát triển bảo vệ rừng ngập mặn ứng phó với Biến đổi Khí hậu, cũng như nguồn tài nguyên

Các hợp phần chính
Điểm số
Nền tảng chính sách - pháp luật
Hệ thống tổ chức - thể chế
Hiện trạng môi trường
Hiện trạng xã hội
Nền tảng chính sách – pháp luật

Điểm số của hợp phần chính sách – pháp luật của Kiên Giang ở mức 38.33 điểm, gần sát với mức chưa sẵn sàng. Dù đạt điểm cao trong tiêu chí lồng ghép mục tiêu bảo vệ rừng trong các chính sách, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu (61.08 điểm), nhưng Kiên Giang gặp rất nhiều hạn chế trong các cơ chế, chính sách tài chính cho hoạt động lâm nghiệp (18.56 điểm). Ngoài nguồn ngân sách nhà nước hạn hẹp hàng năm từ trung ương và tỉnh, Kiên Giang không có nguồn tài chính nào khác cho lâm nghiệp. Hơn thế nữa, vai trò của rừng và ĐDSH cũng không được coi trọng ở Kiên Giang, đặc biệt dưới sức ép mở rộng các diện tích nuôi trồng thủy, hải sản ở tỉnh này (24.53 điểm). Hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng cũng không phải là điểm mạnh của Kiên Giang, với số điểm chỉ đạt 58.25 điểm. Do đó, sẽ rất khó khăn khi triển khai REDD+ ở Kiên Giang trong những năm đầu tiên.

Hệ thống tổ chức – thế chế

Hệ thống tổ chức – thể chế thực hiện các nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được coi là điểm yếu nhất trong 04 hợp phần của Kiên Giang, “chưa sẵn sàng” cho việc triển khai thực hiện REDD+ ở đây khi chỉ đạt mức điểm 33.85 điểm. Tương tự như các tỉnh khác, năng lực và kinh nghiệm quản trị rừng của Kiên Giang khá yếu, thiếu vắng sự tham gia và chỉ đạo trực tiếp từ UBND tỉnh. Với 81.88% diện tích rừng được giao cho 02 vườn quốc gia và 05 ban quản lý rừng, người dân bị hạn chế rát nhiều về cơ hội tiếp cận và sở hữu đối với rừng và đất rừng tại địa phương (24.53%). Kiên Giang chưa nhận được chương trình, dự án nào thực hiện REDD+ hoặc tương tự REDD+. Dù đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả DVMTR cấp tỉnh, nhưng dịch vụ môi trường liên quan đến bãi đẻ thủy sản và carbon, vẫn chưa chính thức được thể chế hóa. Do đó, Do đó, kinh nghiệm và năng lực thực hiện, triển khai REDD+ ở Kiên Giang gần như bằng 0 (0 điểm). Hệ thống giám sát và thu thập thông tin lâm nghiệp cũng là điểm yếu của Kiên Giang khi hệ thống này chưa được hoàn thiện, kỹ thuật thô sơ (chủ yếu là hoạt động ngoại nghiệp, không thường xuyên của kiểm lâm). Nhược điểm này sẽ hạn chế khi thực hiện xác định thông tin nền, hay đường phát thải cơ sở cho REDD+ trong tương lai. Hoạt động thực thi lâm luật và quản lý bảo vệ rừng tại Kiên Giang là tiêu chí đạt gần mức “sẵn sàng” duy nhất trong hợp phần này. (66.89 điểm), với tình trạng vi phạm lâm luật, cháy rừng hay mất rừng có chiều hướng giảm trong 5 năm trở lại đây.

Hiện trạng môi trường

Kiên Giang đạt 47.71 điểm cho hợp phần về Môi trường. Dù diện tích rừng không lớn, 91.372, 2 ha, và độ che phủ rừng không cao: 14.4%, nhưng vốn rừng vẫn được coi là một lợi thế của Kiên Giang khi triển khai thực hiện REDD+ (83.5 điểm). Rừng ngập mặn – là đặc điểm khác biệt của Kiên Giang, cũng như nhiều tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long so với các tỉnh có rừng khác trên toàn quốc. Đây được coi là loại rừng có trữ lượng carbon lớn nhất vùng nhiệt đời, nên sẽ là địa điểm đặc biệt ưu tiên khi triển khai REDD+. Các hoạt động trồng rừng ngập mặn cũng đươc chú trọng ở Kiên Giang do gắn liền với các chương trình, kế hoạch Ứng phó Biến đổi Khí hậu khu vực ven biển. Tuy nhiên, hiện tại Kiên Giang đang thiếu những phân tích, đánh giá về mức độ dễ bị tổn thương của rừng trước tác động của hoạt động con người và biến đổi khí hậu.

Hiện trạng xã hội

42.12 điểm là số điểm của Kiên Giang trong hợp phần về Xã Hội. Khác với các tỉnh có rừng ở khu vực miền núi, Kiên Giang là tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long. Dân số chủ yếu là người Kinh, chiếm tới 85.5%, còn lại là nhóm người Khmer và người Hoa. Tỷ lệ nghèo của Kiên Giang cũng chỉ khoảng 5.7% (2013). Chính vì vậy, nếu xét đến các mục tiêu người nghèo và dân tộc thiểu số thì Kiên Giang không phải là địa điểm ưu tiên cho việc thực hiện REDD+. Sinh kê, thu nhập từ lâm nghiệp đối với đời sống người dân chiếm tỷ lệ không cao với giá trị của ngành lâm nghiệp đóng góp cho GDP của tỉnh chỉ chiếm 0.21%. Hơn thế nữa, tranh chấp quyền sử dụng đất (giữa các hộ gia đình, giữa các hộ với chủ rừng hoặc tổ chức kinh tế, khiếu nại liên quan đến đất đai, tham nhũng…) cũng thường xảy ra và đều thuộc loại khó xử lý. Vai trò và sự tham gia của của phụ nữ cũng chưa được xét đến trong các hoạt động và quyết định trong ngành lâm nghiệp của tỉnh.

Chính sách
Thể chế
Môi trường
Xã hội