Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Chợ rùa trên mạng: Sôi động thị trường rùa trên Facebook và Youtube ở Việt Nam

Các loài rùa cạn và rùa nước ngọt là nhóm mặt hàng bị buôn bán phổ biến thứ hai trên mạng xã hội Facebook, chỉ sau các sản phẩm từ voi, theo Báo cáo The social trade network: Facebook’s relationship with wildlife traders in Vietnam3 của WildAct (Nguyen, 2016). Theo đó, các loài rùa thường bị buôn bán để làm vật cảnh, làm thuốc, thực phẩm, hoặc được sử dụng cho mục đích khác như thả phóng sinh. Qua phân tích số lượng cá thể động vật hoang dã bị tịch thu từ các vụ vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt, săn bắt bất hợp pháp, trong hơn 180 loài thì các loài thuộc nhóm rùa bị vi phạm nhiều nhất, chiếm gần một phần ba, tương đương 31,23% (8.118/26.221) tổng số cá thể bị tịch thu trong giai đoạn 2013 – 2017 (WCS, 2018). Năm 2020, rùa cũng là nhóm động vật hoang dã bị buôn bán nhiều nhất tại Việt Nam với số lượng cá thể được giải cứu lên tới 377 trên tổng số 1.132 cá thể động vật hoang bị tịch thu và chuyển giao về Vườn quốc gia Cúc Phương (ATP, dữ liệu chưa công bố). Bất chấp nỗ lực của các cơ quan thực thi pháp luật, các tổ chức bảo tồn trong và ngoài nước, việc kiểm soát buôn bán rùa trực tuyến vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Nhằm cung cấp các khuyến nghị cho các bên liên quan, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP) thuộc Tổ chức Indo-Myanmar Conservation (IMC) phối hợp thực hiện khảo sát thực trạng buôn bán rùa trên mạng xã hội tại Việt Nam trên hai nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam là Facebook và YouTube.

Nghiên cứu tập trung vào hoạt động buôn bán rùa sống, làm cảnh trong năm 2021, không đánh giá các hoạt động buôn bán các bộ phận từ rùa khác như: trứng, da, mai, thịt. Báo cáo này có thể là nguồn tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát buôn bán rùa trái phép trên mạng xã hội cũng như các bên thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi buôn bán, tiêu dùng rùa và các sản phẩm liên quan.

Ấn phẩm do Liên minh Châu Âu tài trợ trong khuôn khổ Dự án “Hợp tác chống tội phạm liên quan đến động vật hoang dã” (Partners Against Wildlife Crime) do Tổ chức WCS điều phối và PanNature là đối tác thực hiện dự án tại Việt Nam.  

Quý vị quan tâm vui lòng tải Báo cáo File PDF.

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia