Hoạt động của PanNature
29Nov 23
Người truyền cảm hứng làm nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu ở xã bản vùng cao, đưa cây lúa địa phương thành “đặc sản 3 sao” nức tiếng
Lúa nếp tan là đặc sản và tinh hoa của miền núi nhưng trước đây với cách trồng truyền thống không hiệu quả nên sản lượng có hạn và giá trị không cao. Sau 2 năm áp dụng mô hình kỹ thuật lúa nếp tan theo phương thức canh tác cải tiến (SRI) tại bản Hợp 1, xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, nằm trong trong dự án Làng Nông nghiệp thích ứng với Biến đổi khí hậu đã thành công, hiệu quả đạt OCOP và nhân rộng ra nhiều tỉnh.
18Oct 23
Xã hội hóa trồng rừng, dễ không?
Ông Trịnh Lê Nguyên - Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) nhận định, nguồn lực xã hội được hình thành rất đa dạng trong xã hội hiện nay có thể đến từ nguồn quỹ quốc tế và trong nước. Thông qua các sáng kiến quốc tế, các nguồn quỹ sáng kiến carbon, quỹ sáng kiến xanh, hoặc các nguồn vốn viện trợ phát triển hoặc nguồn lực ODA, các phong trào phục hồi rừng trong nước có thể tìm kiếm nguồn lực từ các quỹ tài trợ này. Song, sự thiếu sót của hành lang pháp lý so với thực tế, khiến việc này chưa đạt như mong muốn.
16Oct 23
Đa dạng động thực vật rừng tự nhiên Vân Hồ
Ngày 10/10/2023, các đối tác của Dự án Liên minh Sinh kế xanh (GLA2) gồm Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Viện Sinh thái học miền Nam (SIE) và Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp nhiệt đới (Trobenpos) đã có có chuyến thăm quan khu rừng tự nhiên xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Trong quá trình thăm quan các diện tích trồng rừng phục hồi trên núi đá vôi do PanNature cùng địa phương thực hiện, đoàn đã quan sát được một cá thể Vượn đen má trắng và ghi nhận được nhiều loài thực vật quý của khu vực này.
29Aug 23
Kiến nghị các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử chung tay giải quyết vấn nạn tận diệt giun đất
Vấn nạn khai thác giun đất trái phép đang diễn ra tại nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, hệ sinh thái và cuộc sống của người dân. Một trong những công cụ “tiếp tay” cho hành động này là máy kích giun – sản phẩm được bán phổ biến trên nhiều trang web, nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử.
Là cơ quan thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) vừa gửi Thư kiến nghị tới 3 nền tảng mạng xã hội (Facebook, YouTube, TikTok) và 02 sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada) nhằm kêu gọi các bên rà soát, loại bỏ sản phẩm máy kích giun trên toàn hệ thống, qua đó, góp phần ngăn chặn cơn sốt săn giun đất tại nhiều địa phương.
15Aug 23
Thị trường tín chỉ carbon: Tiềm năng không chỉ đến từ “rừng vàng biển bạc”
Theo số liệu trong bài viết của báo cáo Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) số tháng 3-2023, tính đến tháng 11-2022, có tổng cộng 276 dự án CDM và gần 29,4 triệu tín chỉ carbon đã được ban hành từ các dự án tín chỉ carbon được phát triển theo cơ chế CDM tại Việt Nam. Ngoài CDM, Việt Nam cũng phát triển các dự án tín chỉ carbon theo các tiêu chuẩn quốc tế độc lập. Thống kê cho thấy có 32 dự án đăng ký theo Tiêu chuẩn Vàng (GS) và 27 dự án đăng ký theo tiêu chuẩn carbon được thẩm định (VCS) với số lượng tín chỉ được ban hành lần lượt là 5,7 triệu và 1,3 triệu tín chỉ.
03Aug 23
Nâng cao chất lượng cây chè Tam Đường
Năm 2019, mô hình Làng nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu được triển khai tại một số thôn, bản thuộc các huyện Tam Đường, Phong Thổ (tỉnh Lai Châu), trong khuôn khổ dự án "Tăng cường tiếng nói và năng lực cho người dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương ứng phó với BĐKH Tây Bắc Việt Nam" (dự án VOF). Nà Cà – một bản người Thái của huyện Tam Đường cũng nằm trong số đó.
16Jun 23
Bảo đảm an ninh sinh thái, đa dạng sinh học
Theo ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc PanNature, khu vực vùng núi giáp ranh giữa hai huyện Mai Châu (Hòa Bình) và Vân Hồ (Sơn La) là một vùng khí hậu mát mẻ quanh năm với những cánh rừng già trên núi đá vôi, núi đất. Khí hậu á nhiệt đới và địa hình địa chất riêng biệt này là nơi sinh sống của một hệ động thực vật đa dạng, với những cây tùng, bách, thông và phong lan quý hiếm, hay loài vượn đen má trắng đặc hữu và nguy cấp nằm trong Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN). Mặc dù nằm sát khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, dải núi đá vôi này không thuộc diện được bảo vệ do diện tích khu bảo tồn được xác định dựa trên ranh giới hành chính thay vì sự liền mảnh của rừng. Thiếu biện pháp bảo vệ, địa hình nơi đây đã và đang bị chia cắt mạnh như một tấm áo rách. Ước tính, gần 200ha rừng nguyên sinh trước đây bị khai phá, khai thác lấy gỗ hay làm cảnh, hoặc lấn chiếm làm nương rẫy. Hiện nay, mặc dù người dân đã nhận thức tốt hơn về việc bảo vệ rừng, nhưng nhiều mảng rừng bị chia cắt cần rất nhiều thời gian để phục hồi. Với sự hỗ trợ của con người, quá trình phục hồi rừng sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
07Jun 23
Thảo luận trực tuyến về Luật chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR)
PanNature chia sẻ rằng, EUDR quy định hàng hóa không được sản xuất trên đất bị phá rừng hoặc gây suy thoái rừng sau ngày 31/12/2020, điều này là lợi thế so với thời hạn xem xét nội dung tương tự từ năm 1994 của FSC trước đây. TS. Trần Thị Thúy Hoa cũng đồng ý với quan điểm này vì kể từ ngày 01/11/2017, Việt Nam đã chính thức đóng cửa rừng tự nhiên trên toàn quốc theo lệnh của Thủ tướng Chính phủ, giúp Việt Nam có lợi thế đáp ứng nội dung “Không chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp”. PanNature cũng lưu ngành cao su cần lưu ý việc đảm bảo đất có ranh giới rõ ràng và thông báo cho khách hàng về vị trí địa lý của lô đất. Lưu ý này đặc biệt nhắm đến các doanh nghiệp tư nhân vì nguồn cung cấp nguyên liệu chính đến từ các hộ tiểu điền, tuy nhiên, các đơn vị này thường khó có thể cung cấp thông tin chính xác để đáp ứng yêu cầu trong việc truy xuất nguồn gốc.
04Jun 23
Hội thảo: Buôn bán động vật hoang dã và những nỗ lực bảo tồn
Nhằm thúc đẩy các bên cùng góp sức trong cuộc chiến chống buôn bán động vật hoang dã trái phép và góp phần nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề buôn bán, bảo tồn động vật hoang dã, trong hai ngày 2-3/6, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức Hội thảo tập huấn: “Buôn bán động vật hoang dã và những nỗ lực bảo tồn”.
29May 23
Tập huấn: Buôn bán động vật hoang dã – Rủi ro và thách thức
Trong 2 ngày 27 và 28 tháng 5, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức Hội thảo tập huấn Buôn bán động vật hoang dã: Rủi ro và thách thức với sự tham gia của gần 20 nhà báo khu vực các tỉnh miền Trung.