Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
18 Năm kinh nghiệm
0
Cán bộ
Hơn 350 tình nguyện viên
và thực tập sinh tham gia
F.A.Q

Câu hỏi thường gặp

Một số câu hỏi chúng tôi thường nhận được từ những người quan tâm đến lĩnh vực hoạt động của PanNature.

PanNature là tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Nguồn thu phục vụ cho các hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào các khoản tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
Là các tổ chức được thành lập không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận thì cũng không được chia cho các thành viên mà để phục vụ cho hoạt hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của mình.
PanNature (tên đầy đủ: Trung tâm Con người và Thiên nhiên) là tổ chức được thành lập ở Việt Nam theo Luật Khoa học và Công nghệ. PanNature là thành viên của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Thiên nhiên Việt Nam

Những câu hỏi liên quan

Một số thông tin cơ bản về đa dạng sinh học và thiên nhiên hoang dã của Việt Nam.

Ước tính Việt Nam có khoảng hơn 13.766 loài thực vật, 10.300 loài động vật trên cạn (bao gồm cả 312 loài thú, hơn 840 loài chim, 167 loài lưỡng cư, 317 loài bò sát, hơn 7.700 loài công trùng và nhiều loài động vật không xương sống khác).
Theo các điều tra thực địa, hiện nay loài hổ không còn tồn tại trong thiên nhiên hoang dã ở Việt Nam.
Nhiều loài động thực vật hoang dã đã tuyệt chủng do tác động của con người. Trong số đó có thể đến tê giác, heo vòi, cầy rái cá, cá chình nhật, cá sấu hoa cà, lan hài Việt Nam ...
Việt Nam chỉ còn khoảng 124 đến 148 cá thể voi hoang dã, phân bố trên 8 tỉnh bao gồm Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai và Bình Phước
Theo thống kê đến hết năm 2021, Việt Nam hiện có 181 khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam, bao gồm cả các khu bảo tồn trên đất liền và khu bảo tồn vùng biển, với tổng diện tích là 2.641.521,55 ha. Diện tích khu bảo tồn trên đất liền chiếm 93,7% tổng diện tích khu bảo tồn. Cụ thể trong số 181 khu bảo tồn này có 34 vườn quốc gia; 60 khu dự trữ thiên nhiên; 22 khu bảo tồn loài và sinh cảnh; và 65 khu bảo vệ cảnh quan.
Việt Nam đã được công nhận 11 Khu dự trữ sinh quyển thế giới, trở thành quốc gia có số lượng Khu dự trữ sinh quyển thế giới đứng thứ 2 Đông Nam Á, sau Indonesia (19 Khu dự trữ sinh quyển).
Khu bảo tồn đất ngập nước là khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích đất ngập nước chiếm tỷ lệ từ 50% diện tích của khu bảo tồn trở lên. Vùng đất ngập nước là vùng đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng ngập nước thường xuyên hoặc ngập nước tạm thời theo mùa, kể cả các vùng ven biển, ven đảo có độ sâu không quá 06 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất.
Khu Ramsar là vùng đất ngập nước có đủ điều kiện đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn của một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được quy định trong Công ước Ramsar.

Bớt củi - Giữ rừng

Chung tay cùng bà con người Mông ở xã Vân Hồ (huyện Vân Hồ, Sơn La) giáp bớt áp lực lên rừng.

Tài trợ
Thông tin tham khảo

Những câu hỏi khác

Một số thông tin tham khảo khác để quý vị và các bạn hiểu thêm về hoạt động của PanNature.

PanNature là tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập, đăng ký và hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ. Theo đó, PanNature không phải là công ty.

Đa dạng sinh học là sự phong phú, đa dạng về nguồn gen, giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Đa dạng sinh học được chia theo 3 mức độ: (1) Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. (2) Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm. (3) Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.

Bảo tồn thiên nhiên là việc bảo vệ các loài sinh vật khỏi bị tuyệt chủng, duy trì và phục hồi môi trường sống, tăng cường các dịch vụ hệ sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh học. Việc bảo tồn thiên nhiên có giá trị quan trọng trong việc bảo vệ sự đa dạng và phong phú của Trái đất, duy trì các dịch vụ hệ sinh thái và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Ngoài ra, bảo tồn thiên nhiên còn giúp ngăn chặn nạn phá rừng, giảm đánh bắt cá quá mức và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu do các tác động bên ngoài làm thay đổi các thành phần của khí quyển Trái Đất. Nó gây ra rất nhiều những hậu quả và hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người, sinh vật sống và các hệ sinh thái khác. Thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay được cho là do tác động của con người.

Các bạn có thể tham khảo trên trang thông tin ThienNhien.Net của PanNature hoặc các website của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng như các website liên quan khác.