skip to Main Content

Đánh giá khu vực có giá trị bảo tồn cao tại Nông trường 19/8 và Nông trường Phú Xuân, Dakruco

Báo cáo tập trung đánh giá sự tồn tại và sinh cảnh sống của các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm trong khu vực khảo sát nhằm cung cấp bằng chứng cho Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk (DAKRUCO) xác định những diện tích cao su có giá trị bảo tồn cao trong tiến trình xin cấp chứng chỉ FSC cho cây cao su, đặc biệt là mủ cao su vốn đang được sản xuất và kinh doanh tại các nông trường. Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá được Nhóm chuyên gia PanNature thực hiện từ tháng 11/2022 tại Nông trường 19/8 và Nông trường Phú Xuân thuộc quyền quản lý của DAKRUCO.
Đọc tiếp

Góc nhìn từ địa phương về ERPA

Với định hướng tuyên truyền, phổ biến thông tin về Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA), đồng thời hỗ trợ cộng đồng và các bên liên quan thực hiện hiệu quả chính sách chi trả giảm phát thải từ rừng, từ cuối năm 2022, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã tổ chức chuỗi các hoạt động tham vấn, hội thảo, tập huấn về kế hoạch chia sẻ lợi ích ERPA tại hai tỉnh Thừa Thiên – Huế và Quảng Bình. Thông qua các hoạt động này, PanNature đã ghi nhận được nhiều ý kiến từ cộng đồng, các đơn vị cấp cơ sở cùng các tổ chức xã hội trên địa bàn hai tỉnh về chính sách chi trả giảm phát thải từ rừng và kế hoạch chia sẻ lợi ích theo Nghị định 107 của Thủ tướng chính phủ về ERPA.
Đọc tiếp

Sổ tay ERPA: Hỏi đáp dành cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng quản lý, bảo vệ rừng

Với định hướng phổ biến, tuyên truyền chính sách chi trả giảm phát thải từ rừng tới các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng liên quan tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), trên cơ sở nội dung Nghị định 107/2022/NĐ-CP, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) biên soạn cuốn Sổ tay “Chính sách chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ - Hỏi đáp dành cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng quản lý, bảo vệ rừng”, qua đó giúp cộng đồng hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm của mình khi thực hiện chính sách chi trả giảm phát thải.
Đọc tiếp

Bản tin Chính sách số 33: Thị trường carbon – Tiềm năng và triển vọng của Việt Nam

Bản tin Chính sách số 33 thảo luận các khía cạnh khác nhau liên quan đến việc xây dựng thị trường carbon ở Việt Nam, trong đó bao gồm thị trường carbon rừng. Chúng tôi hy vọng các thảo luận và khuyến nghị chính sách sẽ đóng góp một cách có ý nghĩa cho quá trình xây dựng thị trường carbon ở Việt Nam, hướng đến mục tiêu mở ra một dòng tài chính mới phục vụ mục tiêu giảm phát thải KNK, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Đọc tiếp

Khuyến nghị chính sách trong lĩnh vực khoáng sản giai đoạn 2010 – 2023

Trong bối cảnh xây dựng Luật Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản thay thế Luật Khoáng sản 2010 và hoàn thiện Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, PanNature hệ thống lại các nghiên cứu và khuyến nghị đã thực hiện trong lĩnh vực khai thác khoáng sản kể từ khi LMKS được thành lập đến nay với mong muốn đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những sửa đổi sắp tới.
Đọc tiếp

Chợ rùa trên mạng: Sôi động thị trường rùa trên Facebook và Youtube ở Việt Nam

Nhằm cung cấp các khuyến nghị cho các bên liên quan, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP) thuộc Tổ chức Indo-Myanmar Conservation (IMC) phối hợp thực hiện khảo sát thực trạng buôn bán rùa trên mạng xã hội tại Việt Nam trên hai nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam là Facebook và YouTube. Nghiên cứu tập trung vào hoạt động buôn bán rùa sống, làm cảnh trong năm 2021, không đánh giá các hoạt động buôn bán các bộ phận từ rùa khác như: trứng, da, mai, thịt. Báo cáo này có thể là nguồn tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát buôn bán rùa trái phép trên mạng xã hội cũng như các bên thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi buôn bán, tiêu dùng rùa và các sản phẩm liên quan.
Đọc tiếp

Mô hình Làng nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu Tây Bắc

Mô hình Làng nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) được giới thiệu và thử nghiệm trong Dự án “Tăng cường tiếng nói và năng lực của các nhóm nông dân dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương trong ứng phó biến đổi khí hậu tại Tây Bắc Việt Nam (VOF)”. Dự án do Hiệp hội tổ chức xã hội dân sự Đan Mạch (CISU) tài trợ thông qua Tổ chức phát triển nông nghiệp Đan Mạch châu Á (ADDA) và do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) điều phối, thực hiện cùng Hội Nông dân tỉnh Sơn La, Lai Châu. Địa bàn được lựa chọn là 6 bản nằm trên 6 huyện thuộc hai tỉnh Sơn La, Lai Châu trong thời gian từ năm 2020 đến năm 2022.
Đọc tiếp

Hướng đi cho sản xuất và tiêu thụ Xoài ở Sơn La

Sơn La được đánh giá là tỉnh “hiện tượng” của kinh tế nông nghiệp khi đã phát triển từ một địa phương có nhiều khó khăn thành vựa cây ăn quả lớn nhất miền Bắc chỉ sau vài năm. Trong các nông sản được quy hoạch thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cây xoài là sản phẩm chủ lực và hướng đi trọng tâm của Sơn La. Tuy nhiên, còn nhiều tồn tại trong vấn đề quy hoạch, kỹ thuật và thị trường khiến cho sản phẩm xoài gặp nhiều khó khăn để có thể tiến những bước dài hơn từ các chợ nông sản nhỏ lẻ truyền thống tới các sân chơi quốc tế.   Từ kinh nghiệm hỗ trợ người dân canh tác nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu tại ba địa bàn thuộc tỉnh Sơn La, Dự án VOF chia sẻ một số đánh giá và khuyến nghị cho sản phẩm xoài trên con đường xây dựng vị thế của một nông sản bền vững, chất lượng hơn. Mời Quý bạn đọc các chia sẻ trong ấn phẩm: Hướng đi cho sản xuất và tiêu thụ Xoài ở Sơn La.
Đọc tiếp
Back To Top