skip to Main Content

Đối thoại chính sách: 30 năm công ước đa dạng sinh học và sự tham gia của Việt Nam

Sau gần 30 năm, Việt Nam ký kết tham gia Công ước Toàn cầu về #Đa_dạng_Sinh_học (#CBD) và Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài Động Thực vật Hoang dã bị Nguy cấp (CITES), tình trạng săn bắt, buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam vẫn đang diễn ra khá phức tạp, tác động tiêu cực tới ĐDSH. Liệu có phải chúng ta vẫn còn khoảng trống pháp luật hay cần phải quyết liệt hơn nữa trong công tác thực thi pháp luật? Toạ đàm Đối thoại chính sách: “30 Năm Công ước Đa dạng sinh học và sự tham gia của Việt Nam” do Truyền hình Quốc hội Việt Nam thực hiện phần nào giải đáp những băn khoăn về vấn đề này. Với vao trò là một tổ chức đã và đang thực hiện nhiều hoạt động và dự án bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học của Việt Nam, đại diện Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) cũng có một số nhìn nhận và chia sẻ.
Đọc tiếp

Cộng đồng địa phương – Vệ sĩ của rừng xanh

Tại Việt Nam, không ít khu rừng được quản lý hiệu quả mà cộng đồng chính là những người bảo vệ tích cực nhất. Bởi theo quan niệm của nhiều cộng đồng địa phương, khu rừng cha ông để lại cho họ cũng chính là nơi thần rừng trú ngụ. Từ việc tôn thờ sự linh thiêng của các vị thần, cộng đồng đã quản lý và bảo vệ những khu rừng này từ hàng trăm, hàng nghìn năm nay bằng các quy định, luật tục truyền thống. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn phía trước để người dân được thực sự phát huy vai trò của mình.
Đọc tiếp

Rừng thiêng Chù Lìn

Ở Tây Bắc Việt Nam, có một khu rừng nằm ngay sát đường dân sinh nhưng còn bảo tồn được rất nhiều cây cổ thụ có niên đại từ hàng trăm năm trước. Người dân nơi đây tin vào sự linh thiêng của Thần Rừng, điều sẽ mang lại sức khỏe cho dân làng và sự tốt tươi cho mùa màng. Bởi vậy, dù cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, họ vẫn cúng rừng hàng năm và bảo ban nhau giữ rừng. "Một cây bé bằng ngón tay cũng không ai vào đấy chặt được. Chặt là bị cả bản phạt mua con lợn, con gà về cúng bản, cúng rừng này."
Đọc tiếp

Làng nông nghiệp ứng phó BĐKH tại Sơn La

Biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt tại khu vực Tây Bắc đã ảnh hưởng rất lớn đến nông nghiệp nói chung và người nông dân nói riêng. Nhưng không chỉ là những người chịu ảnh hưởng, tác động của biến đổi khí hậu, người nông dân cũng là những nhân tố quyết định để ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương của họ, trên mảnh ruộng của họ.
Đọc tiếp

Tăng cường hiệu quả của cộng đồng trong quản lý bảo vệ rừng

Từ những năm 1990, Nhà nước đã thực hiện chính sách giao rừng nói chung và cho cộng đồng địa phương nói riêng, song cho đến nay, chính sách này còn gặp nhiều khó khăn và rào cản. Trong đó, cộng đồng địa phương còn chưa được thừa nhận đầy đủ và nhận được sự ủng hộ cần thiết về mặt pháp lý cũng như kinh tế để thực hành quản trị rừng bằng kiến thức và văn hóa truyền thống.
Đọc tiếp

03 hiểu nhầm tai hại về động vật hoang dã

Những hiểu nhầm tai hại về các loài ĐVHD vẫn tồn tại ở khắp mọi nơi, khiến cho không ít chúng ta phải đánh đổi bằng những cái giá mặn chát. Hãy cùng điểm qua 03 hiểu nhầm phổ biến nhất xoay quanh những loài hoang dã trong video trên đây để tránh rước vào thân những mối họa không đáng có nhé! Trung tâm Con người và Thiên nhiên xin chân thành cám ơn WWF-Việt Nam và Dự án “Cùng Lên tiếng Bảo vệ các Hệ sinh thái vì Thiên nhiên và Con người” (Voices for Diversity) đã hỗ trợ thực hiện.
Đọc tiếp

Chung tay hướng tới tương lai xanh bền vững

Năm 2020 là năm thế giới đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng về khí hậu, thiên nhiên. Năm 2021 chính là bước ngoặt để con người chuyển từ khủng hoảng sang giai đoạn chữa lành. PanNature vẫn luôn nỗ lực nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ và quản trị bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đọc tiếp
Back To Top