Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

“Thông tin về việc khởi động trở lại 6 dự án thủy điện ở hạ lưu sông Mêkông đã làm cho giới chuyên gia về môi trường quốc tế thực sự lo ngại về các thảm họa sinh thái, cũng như sẽ tác động tiêu cực đối với đời sống của các cộng đồng cư dân sống dọc bờ sông. Thế nhưng, điều gây ngạc nhiên hơn cả là Việt Nam ở hạ lưu, là quốc gia sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề về môi trường sinh thái, lại hầu như không có phản ứng chính thức về hồ sơ này”. Đó là nhận xét của Đài phát thành Quốc tế Pháp – RFI trong buổi phát gần đây. Theo RFI, 6 dự án nói trên, có tới 4 dự án nằm trên lãnh thổ của Lào, Dự án thứ 5 là đập Sămbo, thuộc địa phận của Campuchia. Cuối cùng là Đập Bancuôm, thuộc địa phận của Thái Lan. Các công ty của Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan, từ đầu năm 2006 đã được cấp giấy phép tiến hành nghiên cứu khả thi những dự án nói trên. Trong một báo cáo của Ủy ban sông Mêkông được công bố vào năm 1994, các công ty tư vấn của Pháp và Canada đã đề xuất 6 địa điểm xây đập trong khu vực hạ lưu sông Mêkông. Các đập sẽ cao từ 30 đến 60 mét, với hệ thống hồ chứa nước dài tổng cộng khoảng 600 km. Trong hơn một thập niên qua, các dự án nói trên đã bị xếp vào một bên bởi nhiều lý do như vấn đề đầu tư, môi trường và sinh thái. Cho đến nay, khi các dự án khởi động trở lại, vẫn chưa hề có một công trình nghiên cứu nghiêm túc nào đánh giá về tác động của các đập thủy điện đối với cuộc sống của hàng triệu người dân sống hai bên bờ sông Mêkông. Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết trước đây, khi Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện lớn trên sông Mêkông chạy qua nước này, cũng như trong vụ khởi động trở lại các dự án ở hạ lưu sông Mêkông, Việt Nam có thông qua Ủy ban sông Mêkông để nêu lên những lo ngại về hệ quả môi trường sinh thái. Tuy nhiên trong hồ sơ này, bản thân Việt Nam cũng ở thế kẹt. Trước tiên là Lào và Thái Lan có nhu cầu khai thác thủy điện để phát triển kinh tế. Còn Trung Quốc thì không ở trong Ủy ban sông Mêkông. Trong những năm trước đây, khi xây dựng các đập thủy điện, một số chuyên gia hay nói đến công dụng điều hòa nguồn nước, phân lũ, khắc phục hạn hán. Cụ thể là vào mùa mưa, các hồ chứa của đập thủy điện sẽ đóng vai trò giảm bớt khối lượng nước đổ xuống hạ nguồn để đến mùa khô, việc tháo nước xả van thủy điện sẽ giúp nâng cao mực nước ở hạ lưu. Thế nhưng đó chỉ là lý thuyết, bởi vì việc tháo xả hay kìm giữ nước ở các hồ chứa còn tùy thuộc vào nhu cầu cung ứng điện. Do vậy, có khi vào mùa mưa, hồ chứa nước gây ngập lụt các vùng xung quanh, trong khi mực nước ở hạ nguồn vẫn bị cạn kiệt. Nhưng trên thực tế chưa bao giờ giống như trên lý thuyết. Từ tháng 11/2007, thông tin về việc các dự án ở hạ lưu sông Mêkông được khởi động trở lại đã gây nên một làn sóng dư luận rất sôi nổi từ các tổ chức và các nhóm công dân có ý thức bảo vệ môi sinh ở các nước Thái Lan và Campuchia. Tại Việt Nam, tiếng nói mạnh nhất đến từ Trung tâm Con người và Thiên nhiên, qua trang thông tin ThienNhien.Net. Khi đưa ra câu hỏi “Xây đập trên sông Mê kông, phát triển hay phá hủy?”, Trung tâm này đã chỉ trích Ủy ban sông Mêkông không làm tròn bổn phận. Sự im lặng của Ủy ban sông Mêkông đồng nghĩa với việc bật đèn xanh cho các dự án nói trên. Theo website Bộ TN&MT


Bài viết trên ThienNhien.Net: Xây đập trên sông Mê Kông – Phát triển hay phá hủy?

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia