skip to Main Content

PanNature ủng hộ bảo vệ sông ngòi vì sự phục hồi xanh và công bằng

Ngày 1/12/2020, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã ký tên ủng hộ chiến dịch "Rivers for Recovery" - Lời kêu gọi toàn cầu về Bảo vệ dòng sông vì Sự phục hồi xanh và công bằng hậu đại dịch, do Tổ chức Sông ngòi Quốc tế (International Rivers) phối hợp với Liên minh sông ngòi không biên giới (Rivers Without Boundaries Coalition) và Mạng lưới toàn cầu của các nhà hoạt động địa phương (Global Network of Local Activists) phát động.
Đọc tiếp

Số phận của sông Mê Kông: Phát triển hiện tại và viễn cảnh tương lai

Trong khuôn khổ Diễn đàn Nhân dân ASEAN 2020 diễn ra từ ngày 5-7/11/2020 tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Viện Cộng đồng Mê Kông (MCI, Thái Lan) và Diễn đàn NGO, Campuchia tổ chức Hội thảo "Số phận của sông Mê Kông: Phát triển hiện tại và viễn cảnh tương lai".
Đọc tiếp

CBI phải từ bỏ những nỗ lực sai lầm nhằm “nhuộm xanh” thủy điện

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) vừa cùng 275 tổ chức xã hội từ khắp nơi trên thế giới đưa ra Tuyên bố kêu gọi Tổ chức Sáng kiến Trái phiếu Khí hậu (Climate Bonds Initiative - CBI) xóa bỏ việc cấp chứng nhận thân thiện với khí hậu cho các dự án thủy điện gây ảnh hưởng tiêu cực tới cộng đồng. 
Đọc tiếp

Giải pháp cho xung đột nguồn nước trên dòng Mê Kông

Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), phân tích với BBC News Tiếng Việt: "Dù về mặt chính thức các quốc gia thành viên Ủy hội sông Mê Kông Quốc tế vẫn tuyên bố tinh thần hợp tác để quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước chung. Nhưng thực tế cho thấy, các quốc gia thượng nguồn vẫn chủ trương tối đa hóa lợi ích về mình."
Đọc tiếp

Quản lý môi trường Hà Nội trước thách thức lớn từ hàng loạt sự cố

Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), một công dân sinh sống tại quận Thanh Xuân - khu vực chịu ảnh hưởng từ những sự cố vừa xảy ra, thở dài: “Qua những sự cố lớn về môi trường xảy ra trong thời gian vừa qua có thể thấy chất lượng môi trường thủ đô đang trên đà xuống dốc... ” Một thực tế đáng lo là, sau những sự cố nêu trên, các cơ quan, cán bộ chịu trách nhiệm về quản lý môi trường hay ngay cả những doanh nghiệp để xảy ra sự cố nghiêm trọng đều chưa thấy ai bị kỷ luật và cũng chưa thấy có giải pháp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
Đọc tiếp

Liên minh Cứu sông Mê Công kêu gọi hủy dự án đập Luang Prabang

Mê Công đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng. Biến đổi khí hậu và các con đập lớn trên dòng chính và các dòng nhánh đang khiến dòng chảy và mực nước sông Mê Công trở nên khó lường hơn. Từ mức thấp kỷ lục trong tháng 6 và tháng 7 đến lũ lụt lớn ở nhiều vùng trong lưu vực vào tháng 8 và tháng 9, các đập thủy điện đã làm trầm trọng thêm tác động đến sông và người dân. Các đập lớn, đặc biệt là các đập được lên kế hoạch cho dòng chính là một nguyên nhân quan trọng – chứ không phải câu trả lời – cho cuộc khủng hoảng sông Mê Công.
Đọc tiếp
Back To Top