skip to Main Content

Giữ màu xanh cho đại ngàn Tây Nguyên

 Rừng bao đời nay là nền tảng cho sự phát triển và là cái nôi tạo nên hồn cốt Tây Nguyên. Tuy nhiên, tài nguyên rừng khu vực này đang suy giảm mạnh. Bởi vậy, giải pháp để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh, bền vững gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vùng Tây Nguyên đang được Trung ương cũng như các tỉnh trong khu vực rất quan tâm. Rừng được ví là “lá phổi xanh” của Tây Nguyên. Nhiều năm qua, cùng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, áp lực gia tăng dân cư và những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, dẫn đến tài nguyên rừng nơi đây bị xâm hại đến mức báo động.
Đọc tiếp

Góc nhìn từ địa phương về ERPA

Với định hướng tuyên truyền, phổ biến thông tin về Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA), đồng thời hỗ trợ cộng đồng và các bên liên quan thực hiện hiệu quả chính sách chi trả giảm phát thải từ rừng, từ cuối năm 2022, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã tổ chức chuỗi các hoạt động tham vấn, hội thảo, tập huấn về kế hoạch chia sẻ lợi ích ERPA tại hai tỉnh Thừa Thiên – Huế và Quảng Bình. Thông qua các hoạt động này, PanNature đã ghi nhận được nhiều ý kiến từ cộng đồng, các đơn vị cấp cơ sở cùng các tổ chức xã hội trên địa bàn hai tỉnh về chính sách chi trả giảm phát thải từ rừng và kế hoạch chia sẻ lợi ích theo Nghị định 107 của Thủ tướng chính phủ về ERPA.
Đọc tiếp

Sổ tay ERPA: Hỏi đáp dành cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng quản lý, bảo vệ rừng

Với định hướng phổ biến, tuyên truyền chính sách chi trả giảm phát thải từ rừng tới các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng liên quan tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), trên cơ sở nội dung Nghị định 107/2022/NĐ-CP, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) biên soạn cuốn Sổ tay “Chính sách chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ - Hỏi đáp dành cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng quản lý, bảo vệ rừng”, qua đó giúp cộng đồng hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm của mình khi thực hiện chính sách chi trả giảm phát thải.
Đọc tiếp

Cách người Dao gìn giữ rừng thiêng Chu Lìn

Bản Chu Lìn thuộc xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là bản người Dao tuyển, được hình thành từ cách đây hơn 300 năm với 3 dòng họ chính là họ Phàn, họ Tẩn và họ Lý. Nơi đây có một khu rừng thiêng lâu đời, được những họ tộc người Dao xác lập từ khi mới lập làng để thờ cúng thần rừng, mong thần rừng bảo vệ cho dân bản.
Đọc tiếp

Tập huấn: Phân tích giám sát chia sẻ lợi ích trong thực hiện ERPA khu vực Bắc Trung Bộ

Ngày 24/2/2023, tại thành phố Huế, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức Tập huấn “Phân tích giám sát chia sẻ lợi ích trong thực hiện ERPA khu vực Bắc Trung Bộ” nhằm tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong tiến trình giám sát chia sẻ lợi ích từ ERPA.
Đọc tiếp

Tọa đàm Tăng cường sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trong cơ chế chia sẻ lợi ích từ giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ

Thực hiện Nghị định là một cơ hội tốt để có kinh phí tăng cường cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở các xã có rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Nhằm sớm có sự chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích từ ERPA hiệu quả, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển kinh tế và môi trường bền vững (SEEDS) tổ chức Toạ đàm “Tăng cường sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trong cơ chế chia sẻ lợi ích từ giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ". Tọa đàm diễn ra vào sáng ngày 21/02/2023, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình với sự tham gia của gần 60 khách mời từ các cơ quan nhà nước, ban quản lý các khu bảo tồn, vườn quốc gia, công ty lâm nghiệp và các cộng đồng quản lý bảo vệ rừng trong tỉnh.
Đọc tiếp

PanNature nhận tài trợ từ SCF

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) vinh dự trở thành một trong ba tổ chức đầu tiên nhận tài trợ từ Quỹ Bảo tồn Loài (SCF) trong Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học USAID thuộc dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học. Khoản tài trợ PanNature nhận được dành cho Dự án bảo tồn loài cá chạch suối (Schistura spiloptera) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã và Rừng phòng hộ Bắc Hải Vân, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là loài cá đặc hữu chỉ được ghi nhận ở Thừa Thiên Huế và được Sách Đỏ IUCN phân loại ở mức cựu kỳ nguy cấp (CR), hiện đang suy giảm quần thể nghiêm trọng, song chưa được chú trọng bảo tồn. Dự án của PanNature được triển khai nhằm đánh giá quần thể và lập kế hoạch phục hồi và bảo tồn loài cá này.
Đọc tiếp
Back To Top