skip to Main Content

Hội nghị Năng lượng tái tạo: Cơ hội đầu tư vào năng lượng tái tạo

Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, có ý nghĩa lịch sử trong phát triển kinh tế nhưng biến đổi khí hậu gây ra những thách thức to lớn, ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển bền vững. Tại COP 26, Chính phủ Việt Nam đã cam kết thực hiện mục tiêu đưa tổng khí phát thải ròng bằng không (netzero) vào năm 2050. Một trong các trọng tâm của chương trình hành động là phát triển năng lượng xanh, vừa đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo phát triển bền vững. Vào trung tuần tháng 5.2023 Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Điện VIII, trong đó ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió. Không gian phát triển mới của ngành năng lượng mở ra cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế quan tâm đến lĩnh vực này tại Việt Nam.
Đọc tiếp

Số phận của sông Mê Kông: Phát triển hiện tại và viễn cảnh tương lai

Trong khuôn khổ Diễn đàn Nhân dân ASEAN 2020 diễn ra từ ngày 5-7/11/2020 tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Viện Cộng đồng Mê Kông (MCI, Thái Lan) và Diễn đàn NGO, Campuchia tổ chức Hội thảo "Số phận của sông Mê Kông: Phát triển hiện tại và viễn cảnh tương lai".
Đọc tiếp

CBI phải từ bỏ những nỗ lực sai lầm nhằm “nhuộm xanh” thủy điện

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) vừa cùng 275 tổ chức xã hội từ khắp nơi trên thế giới đưa ra Tuyên bố kêu gọi Tổ chức Sáng kiến Trái phiếu Khí hậu (Climate Bonds Initiative - CBI) xóa bỏ việc cấp chứng nhận thân thiện với khí hậu cho các dự án thủy điện gây ảnh hưởng tiêu cực tới cộng đồng. 
Đọc tiếp

Than không khói từ lõi ngô

Từ ngày 8 đến 10/8, khóa Tập huấn Báo chí Biến đổi khí hậu và Nông nghiệp vùng cao do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và ClimateTracker tổ chức dành cho các nhà báo môi trường diễn ra tại Mộc Châu, Sơn La. Một trong những hoạt động trong khóa học là tham quan mô hình sản xuất than không khói từ lõi ngô của Công ty TNHH năng lượng Mộc Châu Xanh (Sơn La). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện cả nước có khoảng 800.000 ha ngô. Quá trình chế biến nông sản đã thải ra môi trường khoảng 1 triệu tấn lõi ngô mỗi năm.
Đọc tiếp

66 quốc gia có vấn đề về quản trị ngành công nghiệp khai khoáng và dầu khí

Kết quả đánh giá Chỉ số quản trị tài nguyên (Natutal Resource Governance Index _ NRGI) 2017 cho thấy cơ hội cải thiện chất lượng quản trị tài nguyên tại một số quốc gia đang phát triển, nhưng cũng đồng thời chỉ ra những vấn đề đáng lưu tâm trong hiệu quả quản lý các quỹ đầu tư của chính phủ (sovereign wealth funds) và quyền tự do công dân trong việc tiếp cận thông tin về các khoản thu chi ở một số quốc gia.
Đọc tiếp

Nhóm Sáng kiến Kết nối Mê Kông đưa ra 9 khuyến nghị cho Việt Nam

Sau một loạt cuộc họp với các cơ quan và Bộ ngành từ Quốc hội; Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tới Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương; Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư trong thời gian từ 27 tới 29/6 và hai sự kiện: Tọa đàm “Chuyển đổi năng lượng: Những xu hướng mới trong lĩnh vực năng lượng khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng và tác động đối với Việt Nam” với sự hỗ trợ của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) (tối ngày 29/6) và Hội thảo “Quy hoạch tổng thể sử dụng nước – năng lượng tại Hạ nguồông Mê Kông” (ngày 30/6), nhóm Sáng kiến Kết nối Mê Kông đã đưa ra một loạt các kết luận và khuyến nghị về bối cảnh năng lượng khu vực Mê Kông cũng như những việc Việt Nam cần làm để đảm bảo phát triển năng lượng bền vững:
Đọc tiếp

Tọa đàm về năng lượng khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng

Trong bối cảnh các quốc gia Tiểu vùng sông Mê Kông Mở rộng vẫn đang duy trì con đường phát triển các nguồn năng lượng truyền thống như thủy điện, nhiệt điện vốn được cho là gây nhiều tác động đến môi trường, sinh thái, thì có rất nhiều yếu tố mới cho thấy khu vực này có thể chuyển hướng để phát triển một thị trường năng lượng bền vững hơn về môi trường và hiệu quả hơn về kinh tế. Đó là những nhận định được đưa trong nghiên cứu mới của Trung tâm Henry L. Stimson (Hoa Kỳ). Nghiên cứu này nhìn nhận thủy điện trong bối cảnh xuất hiện nhiều nhân tố và cơ hội ở phạm vi rộng lớn hơn có thể đem lại những thay đổi quan trọng theo cách có thể giúp các quốc gia Mê Kông đạt được thành tựu kinh tế và giảm đáng kể các rủi ro sinh thái và chính trị trên lưu vực sông Mê Kông.
Đọc tiếp
Back To Top