skip to Main Content

Bản tin Chính sách số 33: Thị trường carbon – Tiềm năng và triển vọng của Việt Nam

Bản tin Chính sách số 33 thảo luận các khía cạnh khác nhau liên quan đến việc xây dựng thị trường carbon ở Việt Nam, trong đó bao gồm thị trường carbon rừng. Chúng tôi hy vọng các thảo luận và khuyến nghị chính sách sẽ đóng góp một cách có ý nghĩa cho quá trình xây dựng thị trường carbon ở Việt Nam, hướng đến mục tiêu mở ra một dòng tài chính mới phục vụ mục tiêu giảm phát thải KNK, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Đọc tiếp

Bản tin Chính sách số 31: Lâm nghiệp Việt Nam (2021 – 2030) – Chuyển hóa từ lượng sang chất

Việt Nam được đánh giá là quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á trải qua quá trình “chuyển dịch rừng” khi đã thành công chuyển từ trạng thái mất rừng cao sang trồng mới và tái sinh rừng trên diện rộng. Rừng đang trên đà phục hồi và phát triển với tỷ lệ che phủ được báo cáo tăng đều hàng năm. Tuy nhiên, độ che phủ mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ.
Đọc tiếp

Bản tin Chính sách số 29-30: ĐVHD Việt Nam – Cạn kiệt và bị tận diệt

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam cũng chuyển mình từ một nước chủ yếu xuất khẩu và trung chuyển hàng hóa động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép trở thành đích đến phục vụ nhu cầu hưởng thụ của tầng lớp người giàu mới. Không chỉ là nguyên nhân gây cạn kiệt nguồn tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) trong nước, ngày nay nhu cầu tiêu dùng ĐVDH của người Việt còn gây tác động tiêu cực lên thiên nhiên của các quốc gia khác, từ khu vực tiểu vùng Mê Công cho đến Châu Phi.
Đọc tiếp

Bản tin chính sách số 27-28: Lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Lâm nghiệp Việt Nam đang chuyển sang một giai đoạn mới, khi Luật Lâm nghiệp 2017, thay thế cho Luật BVPTR 2004, sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Trong khi các mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2020 đã được xác định, thì nhiều động lực mới đang hoặc sẽ thúc đẩy hình thành một bức tranh lâm nghiệp mới, bao gồm: tăng trưởng cao hơn dự báo của ngành chế biến, xuất khẩu đồ gỗ; sự gia tăng nguồn thu cho bảo vệ rừng nhờ mở rộng đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng; chất lượng quy hoạch lâm nghiệp hứa hẹn được cải thiện và ổn định hơn theo khung thực thi mới của Luật Quy hoạch và Luật Đất đai (dự kiến sửa đổi);
Đọc tiếp

Bản tin Chính sách số 26 – Năng lượng cho phát triển bền vững

Trước viễn cảnh thay đổi toàn diện của ngành công nghiệp năng lượng trong tương lai không xa, Việt Nam cũng cần có các tính toán hợp lý để bắt nhịp với lộ trình của thế giới. Việc đưa dự báo công nghệ vào trong lộ trình phát triển để tránh bị tụt hậu và lãng phí là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, để đảm bảo cung cấp nhu cầu năng lượng, Việt Nam cần ưu tiên loại bỏ các ngành công nghiệp thâm dụng năng lượng trong các quy hoạch phát triển thông qua hàng rào chính sách, kỹ thuật. Tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu suất năng lượng cũng sẽ giúp cân đối năng lượng. Bên cạnh đó, cần có lộ trình hợp lý cho năng lượng tái tạo nhằm thay thế dần các nguồn năng lượng thông thường, có tính đến yếu tố công nghệ mới. Hơn nữa, các dự án năng lượng trong thời gian tới cần bắt buộc áp dụng công nghệ thế hệ mới nhằm tăng hiệu suất, giảm tác động lên môi trường và sức khỏe con người.
Đọc tiếp

Bản tin Chính sách số 25: Biển Việt Nam – Kỳ vọng phát triển và rủi ro môi trường

Với hơn 3.260 km bờ biển bao bọc 29 tỉnh, thành dọc theo chiều dài đất nước, Việt Nam là một quốc gia có lợi thế về phát triển kinh tế biển. Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 xác định nước ta phải trở thành quốc gia giàu mạnh về biển, phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với an ninh – quốc phòng, bảo vệ môi trường, đảm bảo theo hướng quản lý tổng hợp, liên kết giữa các vùng biển, ven biển, hải đảo và nội địa.
Đọc tiếp
Back To Top