skip to Main Content
Người Dân ở Hòa Bình Mất ăn Mất Ngủ, Ngày đêm Canh Giữ Vườn Cam Trước Tình Trạng "giun Tặc" Lộng Hành (Ảnh: TT).

Kích điện bắt giun đất và thế giới những loài bé nhỏ, xấu xí

Suốt mấy tháng nay, nông dân nhiều nơi ở các tỉnh phía Bắc kêu trời vì một loại "tặc" mới: "giun tặc". Do nhu cầu mua giun sấy khô làm thuốc từ Trung Quốc tăng cao, nhiều người rần rần đi mua máy kích giun, săn cùng diệt tận từ đồng ruộng, vườn tược đến cả rừng cấm. Chính quyền địa phương lúng túng, không biết xử lý với vấn nạn mới này như thế nào. Nông dân thì lo rào vườn, rào ruộng trông chừng đội trộm giun …
Đọc tiếp

Đánh giá khu vực có giá trị bảo tồn cao tại Nông trường 19/8 và Nông trường Phú Xuân, Dakruco

Báo cáo tập trung đánh giá sự tồn tại và sinh cảnh sống của các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm trong khu vực khảo sát nhằm cung cấp bằng chứng cho Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk (DAKRUCO) xác định những diện tích cao su có giá trị bảo tồn cao trong tiến trình xin cấp chứng chỉ FSC cho cây cao su, đặc biệt là mủ cao su vốn đang được sản xuất và kinh doanh tại các nông trường. Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá được Nhóm chuyên gia PanNature thực hiện từ tháng 11/2022 tại Nông trường 19/8 và Nông trường Phú Xuân thuộc quyền quản lý của DAKRUCO.
Đọc tiếp

Bảo đảm an ninh sinh thái, đa dạng sinh học

Theo ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc PanNature, khu vực vùng núi giáp ranh giữa hai huyện Mai Châu (Hòa Bình) và Vân Hồ (Sơn La) là một vùng khí hậu mát mẻ quanh năm với những cánh rừng già trên núi đá vôi, núi đất. Khí hậu á nhiệt đới và địa hình địa chất riêng biệt này là nơi sinh sống của một hệ động thực vật đa dạng, với những cây tùng, bách, thông và phong lan quý hiếm, hay loài vượn đen má trắng đặc hữu và nguy cấp nằm trong Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN). Mặc dù nằm sát khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, dải núi đá vôi này không thuộc diện được bảo vệ do diện tích khu bảo tồn được xác định dựa trên ranh giới hành chính thay vì sự liền mảnh của rừng. Thiếu biện pháp bảo vệ, địa hình nơi đây đã và đang bị chia cắt mạnh như một tấm áo rách. Ước tính, gần 200ha rừng nguyên sinh trước đây bị khai phá, khai thác lấy gỗ hay làm cảnh, hoặc lấn chiếm làm nương rẫy. Hiện nay, mặc dù người dân đã nhận thức tốt hơn về việc bảo vệ rừng, nhưng nhiều mảng rừng bị chia cắt cần rất nhiều thời gian để phục hồi. Với sự hỗ trợ của con người, quá trình phục hồi rừng sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Đọc tiếp

Việt Nam đảm bảo hoạt động BBĐVHD bất hợp pháp được giám sát và quản lý một cách có hiệu quả

Việt Nam đảm bảo hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp được giám sát và quản lý một cách có hiệu quả. Theo đó, Việt Nam cần rà soát, xây dựng và hoàn thiện, cụ thể hóa các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật, thực vật hoang dã, thực thi CITES...
Đọc tiếp

Thư mời Doanh nghiệp đồng hành cùng Chương trình: “VÁ RỪNG TRÊN NÚI ĐÁ” nhân ngày Quốc tế Đa dạng sinh học

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) là tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương.  Trên chặng đường phục hồi màu xanh những cánh rừng, hưởng ứng ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học 22/5, PanNature có kế hoạch tổ chức chương trình Vá rừng trên núi đá với mục tiêu phục hồi khoảng 10ha rừng tự nhiên tại xã Vân Hồ, ngôi nhà của loài Vượn đen má trắng đặc hữu quý hiếm tại tỉnh Sơn La vào ngày 21 tháng 5 năm 2023. Hoạt động được tổ chức với nguồn kinh phí huy động từ các cá nhân, tổ chức trong cả nước thông qua chương trình gây quỹ qua Ví Momo. 
Đọc tiếp

PanNature nhận tài trợ từ SCF

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) vinh dự trở thành một trong ba tổ chức đầu tiên nhận tài trợ từ Quỹ Bảo tồn Loài (SCF) trong Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học USAID thuộc dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học. Khoản tài trợ PanNature nhận được dành cho Dự án bảo tồn loài cá chạch suối (Schistura spiloptera) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã và Rừng phòng hộ Bắc Hải Vân, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là loài cá đặc hữu chỉ được ghi nhận ở Thừa Thiên Huế và được Sách Đỏ IUCN phân loại ở mức cựu kỳ nguy cấp (CR), hiện đang suy giảm quần thể nghiêm trọng, song chưa được chú trọng bảo tồn. Dự án của PanNature được triển khai nhằm đánh giá quần thể và lập kế hoạch phục hồi và bảo tồn loài cá này.
Đọc tiếp

PanNature làm việc với Quỹ BV&PTR Thừa Thiên Huế

Sáng 20/12/2022, đoàn cán bộ PanNature đã có buổi làm việc với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế để trao đổi công tác phối hợp tổ chức "Tập huấn cộng đồng về chia sẻ lợi ích trong giảm phát thải khí nhà kính" vào ngày 21 và 22 /12 và "Hội thảo: Các chủ rừng trong cơ chế chia sẻ lợi ích từ giảm phát thải khí nhà kính từ rừng” tại huyện A Lưới vào 23/12.
Đọc tiếp

Truyền thông Bảo tồn Vượn cho người dân Vân Hồ

Ngày 15/12/2022, cán bộ Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã phối hợp với Đoàn thanh niên và Hạt kiểm lâm Vân Hồ dựng pano tại khu vực rừng Vân Hồ nhằm nâng cao nhận thức cho khách dư lịch và người dân địa phương về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng và loài Vượn đen má trắng - Linh vật của núi rừng nơi đây.
Đọc tiếp

Đối thoại chính sách: 30 năm công ước đa dạng sinh học và sự tham gia của Việt Nam

Sau gần 30 năm, Việt Nam ký kết tham gia Công ước Toàn cầu về #Đa_dạng_Sinh_học (#CBD) và Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài Động Thực vật Hoang dã bị Nguy cấp (CITES), tình trạng săn bắt, buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam vẫn đang diễn ra khá phức tạp, tác động tiêu cực tới ĐDSH. Liệu có phải chúng ta vẫn còn khoảng trống pháp luật hay cần phải quyết liệt hơn nữa trong công tác thực thi pháp luật? Toạ đàm Đối thoại chính sách: “30 Năm Công ước Đa dạng sinh học và sự tham gia của Việt Nam” do Truyền hình Quốc hội Việt Nam thực hiện phần nào giải đáp những băn khoăn về vấn đề này. Với vao trò là một tổ chức đã và đang thực hiện nhiều hoạt động và dự án bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học của Việt Nam, đại diện Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) cũng có một số nhìn nhận và chia sẻ.
Đọc tiếp
Back To Top