skip to Main Content

Tập huấn cộng đồng: Nhận diện tác động của các dự án khai khoáng

Ngày 21/6/2022, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã hỗ trợ Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội thảo tập huấn chuyên sâu về sử dụng biểu mẫu thu thập thông tin nhận diện những tác động về môi trường – xã hội của các dự án khai thác khoáng sản cho nhóm cộng đồng nòng cốt của xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng và xã Gio Mỹ huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị.
Đọc tiếp

Đánh giá tác động môi trường và cộng đồng KCN Sông Đốc

Khu công nghiệp Sông Đốc được Chính phủ phê duyệt vào Danh mục các khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và được Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau điều chỉnh quy hoạch từ 265,95 ha xuống còn 145,5ha năm 2014, phân bố ở địa bàn thị trấn Sông Đốc, xã Khánh Hải và xã Phong Điền. Với lợi thế về kinh tếbiển, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, Khu công nghiệp Sông Đốc là điểm đến của nhiều ngành sản xuất, chế biến thủy sản, bột cá và các ngành hậu cần nghề cá. Tuy nhiên, từ khi thành lập vào năm 2007 cho đến nay, các nhà máy trong Khu công nghiệp đã trở thành điểm nóng về phát thải ô nhiễm, tác động không nhỏ đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng địa phương. Trước bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng, sự bức xúc của người dân ngày càng cao, dự án nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và cộng đồng của Khu công nghiệp Sông Đốc được thực hiện dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNatature) và hợp tác chuyên môn từ các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ. Báo cáo tổng kết này nhằm mục tiêu trình bày kết quả nghiên cứu và đánh giá cụ thể của dự án, qua đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách cho chính quyền địa phương.
Đọc tiếp

Được gì sau 30 năm thu hút FDI? – FDI, môi trường và nỗi buồn đọng lại

Bên cạnh cuộc đua thu hút FDI, trình độ quản lý đầu tư hạn chế (đặc biệt là với những dự án quy mô lớn, công nghệ phức tạp), cùng với việc kiểm soát không chặt chẽ về môi trường của các địa phương cũng như các cơ quan chức năng đã dẫn tới nhiều vụ việc doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều địa phương vì mục tiêu thu hút đầu tư vẫn ồ ạt cấp phép cho các dự án có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường.  Theo Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), năm 2015, trong 15 dự án FDI đầu tư vào Nam Định thì các dự án có quy mô lớn tập trung vào dệt nhuộm, là lĩnh vực hàng đầu gây ra ô nhiễm môi trường. 
Đọc tiếp

Công tác quản lý xây dựng thủy điện từng được cảnh báo

Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 14/9, một chuyên gia ngành điện cho biết, một thời gian ngắn trước khi sự cố tại Thủy điện Sông Bung 2 xảy ra, một số tổ chức gồm Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam, Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Trung tâm Phát triển Tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu và Trung tâm Hỗ trợ Quản lý Tổng hợp Tài nguyên nước đã có kiến nghị gửi Quốc hội về vấn đề quy hoạch và quản lý các dự án thủy điện của Việt Nam.
Đọc tiếp

Giám sát chặt chẽ “hậu” cấp phép dự án FDI

Rất nhiều chuyên gia trong cuộc hội thảo mới đây tại Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) cho rằng, việc đánh giá tác động môi trường để cấp phép cho một dự án FDI rất quan trọng và cần có sự tham gia của các bên liên quan. Thực tế, nhiều địa phương đang bỏ qua việc tham vấn rộng rãi ý kiến của các chuyên gia, tri thức trên phạm vi rộng.
Đọc tiếp
Back To Top