skip to Main Content

Thách thức mới trong công tác bảo tồn rùa

Ngày 14/10, Tọa đàm Chợ rùa trên mạng xã hội và tình trạng loài rùa ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội.  Tọa đàm do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á thuộc Tổ chức Indo-Myanmar Conservation (IMC) tổ chức và được Liên minh Châu Âu tài trợ trong khuôn khổ dự án Hợp tác chống tội phạm liên quan đến động vật hoang dã.
Đọc tiếp

Quản lý môi trường Hà Nội trước thách thức lớn từ hàng loạt sự cố

Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), một công dân sinh sống tại quận Thanh Xuân - khu vực chịu ảnh hưởng từ những sự cố vừa xảy ra, thở dài: “Qua những sự cố lớn về môi trường xảy ra trong thời gian vừa qua có thể thấy chất lượng môi trường thủ đô đang trên đà xuống dốc... ” Một thực tế đáng lo là, sau những sự cố nêu trên, các cơ quan, cán bộ chịu trách nhiệm về quản lý môi trường hay ngay cả những doanh nghiệp để xảy ra sự cố nghiêm trọng đều chưa thấy ai bị kỷ luật và cũng chưa thấy có giải pháp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
Đọc tiếp

Tọa đàm Số phận Ông Ba Mươi và các loài nguy cấp tại Việt Nam

Nhân Ngày Quốc tế Bảo tồn Hổ (29/7), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Tổ chức WCS tổ chức Tọa đàm: Số phận "Ông Ba Mươi" và các loài nguy cấp tại Việt Nam nhằm nhìn nhận và thảo luận về những nỗ lực, thách thức, những hạn chế trong chương trình bảo tồn hổ và các loài nguy cấp khác của Việt Nam cũng như các triển vọng và cơ hội cải thiện trong tương lai.
Đọc tiếp

Ngà voi – hàng cấm mà tràn lan

Chỉ 3 tháng đầu năm 2019 cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện và thu giữ hơn 9,3 tấn ngà voi, gần tương đương với số ngà voi phát hiện và thu giữ ở Việt Nam trong 5 năm, từ 2013 đến 2017. Trong khi những vụ thu giữ ngà voi tiết lộ những đường dây xuyên biên giới thì hoạt động buôn bán các sản phẩm từ ngà voi ở thị trường trong nước cũng sôi động không kém.PanNature đã thực hiện video ghi lại những hình ảnh buôn bán ngà voi và các sản phẩm từ ngà voi tại một số tỉnh thành hồi tháng 3/2019.
Đọc tiếp

Được gì sau 30 năm thu hút FDI? – FDI, môi trường và nỗi buồn đọng lại

Bên cạnh cuộc đua thu hút FDI, trình độ quản lý đầu tư hạn chế (đặc biệt là với những dự án quy mô lớn, công nghệ phức tạp), cùng với việc kiểm soát không chặt chẽ về môi trường của các địa phương cũng như các cơ quan chức năng đã dẫn tới nhiều vụ việc doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều địa phương vì mục tiêu thu hút đầu tư vẫn ồ ạt cấp phép cho các dự án có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường.  Theo Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), năm 2015, trong 15 dự án FDI đầu tư vào Nam Định thì các dự án có quy mô lớn tập trung vào dệt nhuộm, là lĩnh vực hàng đầu gây ra ô nhiễm môi trường. 
Đọc tiếp

Bản tin Chính sách số 24: Rất cần luật riêng về không khí sạch

Dựa trên tổng quát năm vấn đề được đánh giá bao gồm nước và điều kiện vệ sinh, chất lượng không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe, nông nghiệp, đa dạng sinh học và môi trường sống, Chỉ số hiệu suất môi trường (EPI) năm 2016 của Trường Đại học Yale đánh giá Việt Nam xếp hạng thứ 131 trong 180 quốc gia có số liệu phân tích. Riêng đối với chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 170. Có thể hiểu rằng, đất nước chúng ta nằm trong số những quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị Việt Nam là từ các hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, các cơ sở công nghiệp nội đô, sinh hoạt của dân cư, xử lý rác thải và các nguồn ô nhiễm từ ngoại thành. Hiện trạng ô nhiễm không khí được đánh giá là có xu hướng gia tăng ở quy mô và mức độ khác nhau ở hầu hết các đô thị ở nước ta.
Đọc tiếp

Ứng phó sự cố ô nhiễm môi trường: Từ kinh nghiệm quốc tế đến bài học ở Việt Nam

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc ứng phó sự cố môi trường chưa hiệu quả là do khung pháp lý còn nhiều tồn tại như chồng chéo một số khái niệm và định nghĩa tại các văn bản pháp luật khác nhau. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa xây dựng các quy định cụ thể về ứng cứu sự cố môi trường. Hiện các văn bản quy phạm pháp luật hầu như chỉ mang tính hướng dẫn chung, ứng phó trước mắt và thiếu tính tổng quát. Trách nhiệm cụ thể của các ban ngành và cơ chế phối hợp cũng chưa được quy định cụ thể, rõ ràng[8]. Để có thể hạn chế sự cố môi trường, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống chính sách ứng phó sự cố ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, Việt Nam cần nhanh chóng áp dụng cách tiếp quản lý rủi ro đối với các dự án phát triển, đặc biệt với những loại hình dự án tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần thực hiện đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch quản lý cụ thể. Song song với đó, cần nâng cao hiệu quả quản lý đối với các nguồn thải và tăng cường minh bạch các thông tin liên quan.
Đọc tiếp
Back To Top