skip to Main Content

Các tổ chức xã hội kiến nghị hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi

Các mạng lưới, liên minh, tổ chức và nhà nghiên cứu tham đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi, gồm Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam (VCAP); Mạng lưới Hành động giảm thiểu rác thải nhựa Việt Nam (PAN); Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN); Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA); Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN); Liên minh Nước và sức khỏe Việt Nam (VIWHA); Hội Kinh tế môi trường Việt Nam; Nhóm hành động Vì công lý - môi trường - sức khỏe (JEH); Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature); Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR); Trung tâm Thông tin tổ chức hi Chính phủ (NGO –IC); Ông Nguyễn Khắc Kinh - Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE); Ông Nguyễn Việt Dũng - Tư vấn thể chế và quản trị.
Đọc tiếp

Ô nhiễm môi trường: Chưa xộc vào nhà chưa “đổ lệ”

Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), đề xuất, Bộ TN-MT nên nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện quy chế ứng phó sự cố môi trường trên cơ sở những bài học từ các vụ việc vừa qua, sớm ban hành và áp dụng. Quan trọng hơn là phải có các chương trình hướng dẫn, phổ biến đến chính quyền các cấp, cũng như tổ chức diễn tập định kỳ ở những điểm có nguy cơ cao xảy ra sự cố, thảm họa. Cơ quan chức năng cần nghiên cứu những quy chuẩn ứng phó với thảm họa, hạn chế thấp nhất những hậu quả nặng nề do sự cố môi trường gây ra.
Đọc tiếp

Sáng kiến Quản lý rủi ro môi trường trong đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc

Sáng kiến Quản lý rủi ro môi trường trong đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đã được bảy hiệp hội tài chính Trung Quốc ký kết trong khuôn khổ Diễn đàn Tài chính xanh quốc tế vừa diễn ra vào 5/9 vừa qua. Đây là động thái quan trọng để khuyến khích và xúc tiến việc quản lý rủi ro môi trường đối với các tổ chức tài chính và doanh nghiệp Trung Quốc khi đầu tư ra nước ngoài .
Đọc tiếp

Đối tượng lớn, nguồn lực nhỏ

Hạn hẹp về tài chính, nguồn nhân lực trong khi đối tượng thuộc diện cần được trợ giúp pháp lý không hề nhỏ, đang là những thách thức đặt ra, đòi hỏi cần bước chuẩn bị kỹ lưỡng để bảo đảm tính khả thi của Luật Trợ giúp pháp lý 2017.
Đọc tiếp

Ứng phó sự cố ô nhiễm môi trường: Từ kinh nghiệm quốc tế đến bài học ở Việt Nam

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc ứng phó sự cố môi trường chưa hiệu quả là do khung pháp lý còn nhiều tồn tại như chồng chéo một số khái niệm và định nghĩa tại các văn bản pháp luật khác nhau. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa xây dựng các quy định cụ thể về ứng cứu sự cố môi trường. Hiện các văn bản quy phạm pháp luật hầu như chỉ mang tính hướng dẫn chung, ứng phó trước mắt và thiếu tính tổng quát. Trách nhiệm cụ thể của các ban ngành và cơ chế phối hợp cũng chưa được quy định cụ thể, rõ ràng[8]. Để có thể hạn chế sự cố môi trường, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống chính sách ứng phó sự cố ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, Việt Nam cần nhanh chóng áp dụng cách tiếp quản lý rủi ro đối với các dự án phát triển, đặc biệt với những loại hình dự án tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần thực hiện đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch quản lý cụ thể. Song song với đó, cần nâng cao hiệu quả quản lý đối với các nguồn thải và tăng cường minh bạch các thông tin liên quan.
Đọc tiếp

Giám sát chặt chẽ “hậu” cấp phép dự án FDI

Rất nhiều chuyên gia trong cuộc hội thảo mới đây tại Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) cho rằng, việc đánh giá tác động môi trường để cấp phép cho một dự án FDI rất quan trọng và cần có sự tham gia của các bên liên quan. Thực tế, nhiều địa phương đang bỏ qua việc tham vấn rộng rãi ý kiến của các chuyên gia, tri thức trên phạm vi rộng.
Đọc tiếp

Sau vụ Formosa: Công cụ kiểm soát môi trường vừa thiếu, vừa yếu

Sự cố môi trường nghiêm trọng ở biển miền Trung, vụ xả thải gây cá chết ở sông Bưởi (Thanh Hóa) và gần đây nhất là vụ rò rỉ hóa chất từ công ty Cổ phần Khoáng sản Đồng An Phú trên thượng nguồn sông Đà tại Hòa Bình cho thấy, ngày càng có nhiều doanh nghiệp bị phát hiện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến dư luận bất bình.
Đọc tiếp

Bốn bài học rút ra từ thảm họa môi trường Formosa

Từ thảm họa môi trường do nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh gây ra đã cảnh tỉnh chúng ta phải có phương án ứng phó cũng như đánh giá lại công tác quản lý môi trường, ưu tiên phát triển kinh tế xã hội về mặt dài hạn. Đã đến lúc cần phải bàn luận về những giải pháp để trả lại môi trường và sinh kế cho người dân trong thời gian trước mắt cũng như ngăn chặn những nguy cơ tương tự có thể xảy ra về lâu dài.
Đọc tiếp
Back To Top