skip to Main Content

Người truyền cảm hứng làm nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu ở xã bản vùng cao, đưa cây lúa địa phương thành “đặc sản 3 sao” nức tiếng

Lúa nếp tan là đặc sản và tinh hoa của miền núi nhưng trước đây với cách trồng truyền thống không hiệu quả nên sản lượng có hạn và giá trị không cao. Sau 2 năm áp dụng mô hình kỹ thuật lúa nếp tan theo phương thức canh tác cải tiến (SRI) tại bản Hợp 1, xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, nằm trong trong dự án Làng Nông nghiệp thích ứng với Biến đổi khí hậu đã thành công, hiệu quả đạt OCOP và nhân rộng ra nhiều tỉnh.
Đọc tiếp

Xã hội hóa trồng rừng, dễ không?

Ông Trịnh Lê Nguyên - Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) nhận định, nguồn lực xã hội được hình thành rất đa dạng trong xã hội hiện nay có thể đến từ nguồn quỹ quốc tế và trong nước. Thông qua các sáng kiến quốc tế, các nguồn quỹ sáng kiến carbon, quỹ sáng kiến xanh, hoặc các nguồn vốn viện trợ phát triển hoặc nguồn lực ODA, các phong trào phục hồi rừng trong nước có thể tìm kiếm nguồn lực từ các quỹ tài trợ này. Song, sự thiếu sót của hành lang pháp lý so với thực tế, khiến việc này chưa đạt như mong muốn.
Đọc tiếp

Thị trường tín chỉ carbon: Tiềm năng không chỉ đến từ “rừng vàng biển bạc”

Theo số liệu trong bài viết của báo cáo Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) số tháng 3-2023, tính đến tháng 11-2022, có tổng cộng 276 dự án CDM và gần 29,4 triệu tín chỉ carbon đã được ban hành từ các dự án tín chỉ carbon được phát triển theo cơ chế CDM tại Việt Nam. Ngoài CDM, Việt Nam cũng phát triển các dự án tín chỉ carbon theo các tiêu chuẩn quốc tế độc lập. Thống kê cho thấy có 32 dự án đăng ký theo Tiêu chuẩn Vàng (GS) và 27 dự án đăng ký theo tiêu chuẩn carbon được thẩm định (VCS) với số lượng tín chỉ được ban hành lần lượt là 5,7 triệu và 1,3 triệu tín chỉ.
Đọc tiếp
Sản Phẩm Chè Thu Hoạch đều được Bao Tiêu đầu Ra

Nâng cao chất lượng cây chè Tam Đường

Năm 2019, mô hình Làng nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu được triển khai tại một số thôn, bản thuộc các huyện Tam Đường, Phong Thổ (tỉnh Lai Châu), trong khuôn khổ dự án "Tăng cường tiếng nói và năng lực cho người dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương ứng phó với BĐKH Tây Bắc Việt Nam" (dự án VOF). Nà Cà – một bản người Thái của huyện Tam Đường cũng nằm trong số đó.
Đọc tiếp

Góc nhìn từ địa phương về ERPA

Với định hướng tuyên truyền, phổ biến thông tin về Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA), đồng thời hỗ trợ cộng đồng và các bên liên quan thực hiện hiệu quả chính sách chi trả giảm phát thải từ rừng, từ cuối năm 2022, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã tổ chức chuỗi các hoạt động tham vấn, hội thảo, tập huấn về kế hoạch chia sẻ lợi ích ERPA tại hai tỉnh Thừa Thiên – Huế và Quảng Bình. Thông qua các hoạt động này, PanNature đã ghi nhận được nhiều ý kiến từ cộng đồng, các đơn vị cấp cơ sở cùng các tổ chức xã hội trên địa bàn hai tỉnh về chính sách chi trả giảm phát thải từ rừng và kế hoạch chia sẻ lợi ích theo Nghị định 107 của Thủ tướng chính phủ về ERPA.
Đọc tiếp

Tập huấn: Phân tích giám sát chia sẻ lợi ích trong thực hiện ERPA khu vực Bắc Trung Bộ

Ngày 24/2/2023, tại thành phố Huế, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức Tập huấn “Phân tích giám sát chia sẻ lợi ích trong thực hiện ERPA khu vực Bắc Trung Bộ” nhằm tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong tiến trình giám sát chia sẻ lợi ích từ ERPA.
Đọc tiếp

Tập huấn Chia sẻ lợi ích từ giảm phát thải khí nhà kính cho cộng đồng Kim Hóa

Trong hai ngày 4 và 5 tháng 1 năm 2023, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã tổ chức Khóa Tập huấn Chia sẻ lợi ích từ giảm phát thải khí nhà kính cho cộng đồng các thôn Kim Tân, Kim Trung, Kim Lũ 1 và Kim Lũ 2 của xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Khóa tập huấn được chia thành 2 hai ngày dành cho hai nhóm cộng đồng: Ngày 4/1 tập huấn cho cộng đồng hai thôn Kim Tân và Kim Trung; ngày 5/1 dành cho cộng đồng thôn Kim Lũ 1 và Kim Lũ 2.
Đọc tiếp
Back To Top