skip to Main Content

Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi): Điểm mới và các khuyến nghị

Các thuận lợi, hạn chế trong Luật Bảo vệ Môi trường hiện hành cũng như những điểm mới của Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) đã được phân tích và thảo luận tại Hội thảo: “Thúc đẩy vai trò tham gia của cộng đồng DTTS & MN trong bảo vệ môi trường - Định hướng và cơ chế, chính sách trong Luật BVMT” do Hội đồng Dân tộc của Quốc Hội phối hợp với Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức vào tháng 9/2020 tại Hải Phòng.
Đọc tiếp

Nông nghiệp sạch từ câu chuyện của cây chè Nà Cà

Chè là loài cây đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người dân Nà Cà trong bối cảnh những cây trồng khác tại địa phương chịu nhiều tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu. Nhưng cũng chính tập quán lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để cây chè sinh trưởng và phát triển đã vô tình đẩy hoạt động canh tác nông nghiệp của bà con Nà Cà vào một vòng luẩn quẩn không bền vững của ô nhiễm - thoái hóa đất - biến đổi khí hậu nặng nề hơn - kinh tế bấp bênh hơn. Vậy đâu là hướng đi có thể đảm bảo cả sinh kế, sức khỏe và gìn giữ môi trường sống cho người dân nơi đây?
Đọc tiếp

Ô nhiễm môi trường: Chưa xộc vào nhà chưa “đổ lệ”

Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), đề xuất, Bộ TN-MT nên nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện quy chế ứng phó sự cố môi trường trên cơ sở những bài học từ các vụ việc vừa qua, sớm ban hành và áp dụng. Quan trọng hơn là phải có các chương trình hướng dẫn, phổ biến đến chính quyền các cấp, cũng như tổ chức diễn tập định kỳ ở những điểm có nguy cơ cao xảy ra sự cố, thảm họa. Cơ quan chức năng cần nghiên cứu những quy chuẩn ứng phó với thảm họa, hạn chế thấp nhất những hậu quả nặng nề do sự cố môi trường gây ra.
Đọc tiếp

Quản lý môi trường Hà Nội trước thách thức lớn từ hàng loạt sự cố

Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), một công dân sinh sống tại quận Thanh Xuân - khu vực chịu ảnh hưởng từ những sự cố vừa xảy ra, thở dài: “Qua những sự cố lớn về môi trường xảy ra trong thời gian vừa qua có thể thấy chất lượng môi trường thủ đô đang trên đà xuống dốc... ” Một thực tế đáng lo là, sau những sự cố nêu trên, các cơ quan, cán bộ chịu trách nhiệm về quản lý môi trường hay ngay cả những doanh nghiệp để xảy ra sự cố nghiêm trọng đều chưa thấy ai bị kỷ luật và cũng chưa thấy có giải pháp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
Đọc tiếp

Khuyến nghị nhiều giải pháp chống ô nhiễm từ PFAS

Trung tâm Con người và thiên nhiên (PanNature) đã thực hiện nghiên cứu, khảo sát các hợp chất hóa học nhân tạo per và polyfluoroalkyl (PFAS) tại Việt Nam trong 5 năm (2014 - 2018), các nghiên cứu khoa học về PFAS ở Việt Nam và qua khảo sát các chính sách liên quan cho thấy việc quản lý PFAS ở Việt Nam đáng quan ngại.
Đọc tiếp

Nguy cơ còn nhiều vụ như Rạng Đông

Theo ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), nếu vẫn không có biện pháp gì mạnh tay để di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu dân cư thì nguy cơ xảy ra những vụ việc giống như Rạng Đông là rất cao. Không ai dám chắc sẽ không có các sự cố tương tự Rạng Đông, khi các nhà máy sản xuất công nghiệp đặt ngay sát, hoặc trong chính các khu dân cư.
Đọc tiếp
Back To Top