skip to Main Content

Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi): Điểm mới và các khuyến nghị

Các thuận lợi, hạn chế trong Luật Bảo vệ Môi trường hiện hành cũng như những điểm mới của Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) đã được phân tích và thảo luận tại Hội thảo: “Thúc đẩy vai trò tham gia của cộng đồng DTTS & MN trong bảo vệ môi trường - Định hướng và cơ chế, chính sách trong Luật BVMT” do Hội đồng Dân tộc của Quốc Hội phối hợp với Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức vào tháng 9/2020 tại Hải Phòng.
Đọc tiếp

Dự thảo Luật BVMT sửa đổi: Tham vấn cộng đồng cần phải vì dân

Vấn đề tham vấn cộng đồng nói chung và tham vấn cộng đồng trong các dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường nói riêng là một trong những nội dung được các tổ chức xã hội và đại biểu rất quan tâm, có ảnh hưởng lớn đến người dân, đặc biệt là những nhóm người yếu thế trong xã hội.
Đọc tiếp

Dự án Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi): Thông tin về môi trường phải chính xác, đầy đủ, kịp thời 

Tại Hội thảo "Thúc đẩy vai trò tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số và miền núi trong bảo vệ môi trường - Định hướng cơ chế, chính sách trong Luật Bảo vệ môi trường" do Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức, đại diện Trung tâm Con người và Thiên nhiên đặt vấn đề phải bảo đảm quyền tiếp cận thông tin liên quan đến môi trường. Thực tế cho thấy, việc cơ quan chức năng chậm cung cấp thông tin chính thống, chính xác, đầy đủ, kịp thời trong một số trường hợp đã tạo cho những thông tin không đúng sự thật, gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến trật tự và ổn định xã hội.
Đọc tiếp

Hội thảo: Thúc đẩy vai trò của cộng đồng dân tộc thiểu số và miền núi trong bảo vệ môi trường

Ngày 25 tháng 9 năm 2020 tại Hải Phòng, Trung tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp với Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo: "Thúc đẩy vai trò tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số và miền núi trong bảo vệ môi trường - Định hướng và cơ chế, chính sách trong Luật Bảo vệ môi trường".
Đọc tiếp

Luật Môi trường căn bản của Nhật Bản

Tháng 11 năm 1993, Luật Môi trường căn bản đã được ban hành để vạch ra một hướng đi mới cho các chính sách môi trường của Nhật Bản. Mục tiêu chính của Luật là bảo vệ môi trường, bằng cách công nhận nó là hệ thống hỗ trợ cuộc sống thiết yếu của con người và truyền lại cho các thế hệ tương lai. Mục tiêu này kỳ vọng đạt được bằng cách xây dựng một xã hội bền vững về kinh tế mà không gây tổn hại cho môi trường, đồng thời đóng góp tích cực vào việc bảo tồn môi trường toàn cầu.
Đọc tiếp

Các tổ chức xã hội kiến nghị hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi

Các mạng lưới, liên minh, tổ chức và nhà nghiên cứu tham đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi, gồm Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam (VCAP); Mạng lưới Hành động giảm thiểu rác thải nhựa Việt Nam (PAN); Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN); Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA); Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN); Liên minh Nước và sức khỏe Việt Nam (VIWHA); Hội Kinh tế môi trường Việt Nam; Nhóm hành động Vì công lý - môi trường - sức khỏe (JEH); Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature); Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR); Trung tâm Thông tin tổ chức hi Chính phủ (NGO –IC); Ông Nguyễn Khắc Kinh - Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE); Ông Nguyễn Việt Dũng - Tư vấn thể chế và quản trị.
Đọc tiếp
Back To Top