skip to Main Content
Công Ty TNHH MTV Cao Su Đăk Lăk (DAKRUCO), Tiền Thân Là Công Ty Cao Su Đăk Lăk, Thành Lập Vào Tháng 3 Năm 1993, Là Một Trong Những Doanh Nghiệp Hàng đầu Trong Lĩnh Vực Cao Su Tự Nhiên Tại Tây Nguyên Với 5 Nông Trường Và 2 Công Ty Sản Xuất Có Quy Mô Lớn Tại Tỉnh Đăk Lăk. Năm 2020, Hội đồng Quản Trị DAKRUCO đã Ban Hành Chương Trình Phát Triển Cao Su Bền Vững Giai đoạn 2020-2025 Với định Hướng điều Chỉnh Và Bổ Sung Trong Quản Trị Các Hoạt động Kinh Doanh Nhằm đạt Yêu Cầu Của Hội đồng Quản Lý Rừng Thế Giới (FSC). Trung Tâm Con Người Và Thiên Nhiên (PanNature) được Thành Lập Năm 2006 Nhằm Bảo Vệ Môi Trường, Bảo Tồn Sự đa Dạng Và Phong Phú Của Thiên Nhiên, Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống Của Cộng đồng địa Phương Thông Qua Tìm Kiếm, Quảng Bá, Thực Hiện Các Giải Pháp Bền Vững Và Thân Thiện Với Môi Trường.

PanNature hỗ trợ DAKRUCO đánh giá rừng có giá trị bảo tồn cao

Tuần qua, nhóm đánh giá gồm 4 thành viên của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã thực hiện chuyến thực địa đến khu vực 4 thôn buôn có vị trí giáp ranh vườn cao su, thuộc xã Ea Drang, huyện Cư M’gar và xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Mục tiêu của chuyến thực địa nhằm đánh giá sự hiện hữu (nếu có) của các giá trị bảo tồn cao (HCV) trong khu vực canh tác cao su dự kiến xin Chứng chỉ FSC, bao gồm Nông trường Phú Xuân (thuộc huyện Cư M'gar) và Nông trường 19/8 (thuộc huyện Cư Kuin).
Đọc tiếp

Quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng trong tiến trình VPA/FLEGT

Nhằm giúp cộng đồng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong tiến hình thực hiện Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản (VPA/FLEGT) , dự án “Hỗ trợ tiến trình đàm phán và thực thi Hiệp định Đối tác tự nguyện VPA FLEGT tại Lào và Việt Nam” đã thiết kế poster thể hiện xúc tích những nội dung này:
Đọc tiếp

PanNature tuyển cán bộ dự án

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) là một trong hai đối tác tổ chức xã hội cùng với Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) thực hiện Dự án “Tiếp cận chung tới các tiến trình Hiệp định đối tác tự nguyên (VPA) tại Lào và Việt Nam”. Dự án được tài trợ bởi Uỷ Ban Châu Âu (EC) và Quỹ Môi trường Thuỵ Điển (SIDA), kéo dài trong 4 năm từ 1/4/2014 đến hết 31/3/2018.
Đọc tiếp

Cơ hội xây dựng thương hiệu gỗ Việt

Để chuẩn bị cho Hiệp định VPA/FLEGT, từ giữa năm 2014 Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) và Trung tâm con người và thiên nhiên (PanNature) cùng tiến hành khởi động dự án “Tiếp cận chung tới tiến trình VPA tại Việt Nam”. Dự án nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong tiến trình đàm phán và góp phần đưa ngành chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam phát triển bền vững, phù hợp với quy định quốc tế. Ông Nguyễn Ngọc Thắng, Giám đốc dự án thuộc WWF, nói: “Thị trường EU chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Hiệp định được ký kết sẽ giúp Việt Nam xây dựng thương hiệu gỗ không chỉ ở riêng thị trường châu Âu mà cả trên bình diện quốc tế. Đó cũng là một cam kết của Việt Nam về việc sản xuất và kinh doanh gỗ bền vững, đảm bảo vấn đề về môi trường. Đây là xu hướng của thế giới, vì không chỉ Việt Nam mà có đến 9 nước sản xuất gỗ lớn trên thế giới đàm phán với EU về vấn đề này. Trước Việt Nam, Indonesia là nước đầu tiên ký kết hiệp định với EU và vừa mới xuất những lô hàng đầu tiên sang thị trường này”.
Đọc tiếp
Nui Rung Viet Nam

Video: Đóng cửa rừng tự nhiên vùng Tây Nguyên có phải là giải pháp?

Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), nêu ra những gợi ý quan trọng khác, trong đó việc tập trung quản lý rừng ở cấp trung ương và cải tổ lực lượng kiểm lâm là rất cần thiết: “Cái hệ thống các khu bảo tồn quốc gia, các khu vực bảo vệ rừng tự nhiên này cần được quản lý thống nhất thay vì là phân quyền, phân cấp hiện nay. […] Nếu như đề cao tầm quan trọng mang tính quốc gia cũng như quốc tế của các khu vực rừng tự nhiên còn lại, nên có một cái cơ quan quốc gia. […] Về lực lượng kiểm lâm, cần có giải pháp cải tổ lực lượng kiểm lâm. Trước đây cũng có một số đề xuất chuyển đổi lực lượng kiểm lâm thành cảnh sát lâm nghiệp có thẩm quyền lớn hơn, quản lý chuyên nghiệp hơn. Tôi nghĩ hiện nay đến lúc nghiêm túc nhìn nhận lại đề án này để đảm bảo lực lượng giữ rừng họ đi vào hệ thống chuyên môn, chuyên nghiệp hơn”.
Đọc tiếp

Vai trò của các tổ chức xã hội trong tiến trình đàm phán và thực hiện VPA-FLEGT

Đại diện Tổng cục Lâm Nghiệp, Bà Nguyễn Tường Vân đã đánh giá cao những đóng góp của VNGO Việt Nam trong tiến trình đàm phám trong việc tổ chức tham vấn lấy ý kiến của người dân, cộng đồng địa phương về các nội dung cam kết trong Hiệp định VPA:LD, VNTLAS, cấp phép (SRD, Vngo-legt, PanNature); Nâng cao nhận thức, tăng cường truyền thông về tiến trình đàm phám VPA cho các nhóm đối tượng khác nhau: cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, hộ gia đình (CED, PAN NATURE, CORENARM); Đào tạo nâng cao năng lực cho các VNGO, doanh nghiệp, cộng đồng: SRD, CED, Viện QLRBV và CCR/NEP Con, PanNture, CORERNAM; Phản biện/đóng góp ý kiến trực tiếp về các nội dung của VPA; Nghiên cứu đánh giá tác động của VPA ảnh hưởng đến các nhóm đối tượng như doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ trồng rừng, doanh nghiệp nhập khẩu gỗ.
Đọc tiếp

Tập huấn về tuần tra bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng

Từ ngày 14 – 22/3/2016, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với các Hạt Kiểm lâm Đại Lộc (Quảng Nam), Nam Đông (Thừa Thiên – Huế) và Triệu Phong (Quảng Trị) tổ chức 3 hội thảo tập huấn tại ba tỉnh về tuần tra bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Ngoài ra, các đại biểu tham dự còn được cung cấp, cập nhật thông tin về tiến trình đàm phán VPA FLEGT.
Đọc tiếp

PanNature góp ý sửa đổi dự thảo Thông tư quy định về khai thác và tận dụng, tận thu lâm sản

Thực hiện đề nghị góp ý dự thảo thông tư thay thế Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT theo Công văn số số 154/TCLN-QLSXLN của Tổng Cục Lâm nghiệp ngày 4 tháng 2 năm 2016, ngày 11/03/2016, Trung tâm Con người và Thiên nhiên đã gửi tới Ban soạn thảo một số bình luận, góp ý cho nội dung của dự thảo.
Đọc tiếp

Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2012-2014: Thực trạng và xu hướng

Báo cáo Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2012-2014: Thực trạng và xu hướng đánh giá thực trạng thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa 2 quốc gia giai đoạn 2012-2014, cũng như động lực và xu hướng của mối quan hệ này trong tương lai. Đây là sản phẩm nghiên cứu chung của Forest Trends, Hội gỗ và Lâm sản Bình định (FPA) và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES).
Đọc tiếp
Back To Top