Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Ngày 29/5, tại Hòa Bình, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo bàn về các vấn đề: Rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ven biển khu vực Tây Nam Bộ; Khai thác tài nguyên rừng – Lợi nhuận thuộc về ai; Những bất cập trong vấn đề quy hoạch và di dân tái định cư từ những công trình thủy điện vừa và nhỏ; Lợi ích môi trường và những “đánh đổi” trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội hiện nay… Nhiều đại biểu đã cùng chung nhận định: Tăng trưởng kinh tế là một điều cần thiết nhưng song hành với việc này phải giữ cho môi trường trong sạch. Bởi nếu không làm được điều này, hậu quả của nó sẽ vô cùng tai hại và hiểm họa trước mắt là tất cả các nước trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng rất nguy hiểm của biến đổi khí hậu. Trong đó, Việt Nam được nhận định là 1 trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Theo GS Phạm Duy Hiển (nguyên Viện trưởng Viện Hạt nhân Đà Lạt), thời gian qua, công nghiệp hóa đã làm mất cân bằng hệ sinh thái vốn trường tồn hàng triệu năm qua. Điều này đã gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày 1 nhiều và cụ thể là tình trạng biến đổi khí hậu. Nhiệt độ trái đất đã tăng lên 0,7 độ C trong hai thế kỷ qua và nếu cứ đà này, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 5 độ C vào cuối thế kỷ 21 gây ra thảm họa cho toàn cầu. Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những vấn đề mấu chốt để giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu là giải quyết triệt để các loại khí thải nhà kính. Bởi khí CO2 sống rất lâu trong khí quyển, phân tử CO2 phát ra khi ta đốt nhiên liệuvẫn có thể sống đến thế kỷ sau mà chưa thể hòa tan vào các đại dương hoặc trở về cội nguồn để biến thành các bon trong hệ sịnh quyển. Và như vậy lượng CO2 cứ thế tăng lên, do đó để bình ổn vấn đề này cần cắt giảm thật mạnh lượng phát thải. Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực cho rằng, hiện nay lượng khí mê tan được thải ra từ các nhà máy thủy điện là điều đáng lo ngại nhất trong quá trình làm sạch môi trường, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Bởi lượng khí thải của các nhà máy thủy điện cao hơn rất nhiều lần so với các nhà maý nhiệt điện và các khu công nghiệp khác. Do vậy, chúng ta cần tính đến việc hạn chế lượng  khí thải này ở mức giảm thiểu nhất. Hội thảo kết thúc ngày 30/5. Theo TTXVN

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia