Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Đó là mục tiêu chính của Hội thảo các bên liên quan xây dựng lộ trình thiết lập cơ quan chức năng về quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) ở Việt Nam do Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ NN&PTNT phối hợp với Tổ chức Nông lâm quốc tế Việt Nam (ICRAF Việt Nam) và Trung tâm vì Con người và Rừng (RECOFTC) tổ chức vào ngày 16/1 tại Hà Nội.

Đến tham dự Hội thảo có các đại diện đến từ Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp), trường Đại học Tây Nguyên, đại diện các Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp của các tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông, Điện Biên, Sơn La cùng đại diện các tổ chức phi lợi ích như: FAO, CIPOR, ICRAF, Oxfam, PanNature, Hội phát triển Lâm sản ngoài gỗ, Trung tâm vì sự Phát triển Bền vững Miền núi (CSDM)…

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết: “Phát triển QLRCĐ là một trong những ưu tiên trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. Đến cuối năm 2020, khoảng 4 triệu ha rừng sẽ được quản lý bởi cộng đồng. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã dần dần giao đất rừng cho cộng đồng quản lý. Đến cuối năm 2013, trên 500.000 ha rừng đã được giao cho các cộng đồng trên cả nước. Hiện nay nhiều cộng đồng đang quản lý rừng một cách hiệu quả.”

PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Mai Đan)
PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Mai Đan)

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi thì phát triển và thực hiện QLRCĐ ở Việt Nam còn hạn chế. “Nguyên nhân chính của những hạn chế này là do thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng QLRCĐ. Chính vì vậy, để phát triển QLRCĐ, cần thiết phải có cơ quan chức năng về QLRCĐ” – PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi khẳng định.

TS. Nguyễn Phú Hùng – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và HTQT (Tổng cục Lâm nghiệp) cho biết kế hoạch xây dựng lộ trình cơ quan chức năng về QLRCĐ ở Việt Nam nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể, bao gồm: Xác định cơ quan trong cơ cấu quản lý tổ chức quản lý Lâm nghiệp hiện nay có tiềm năng là cơ quan chức năng về QLRCĐ ở Việt Nam; Xác định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chức năng về QLRCĐ; Đánh giá cơ hội và thách thức đối với cơ quan tiềm năng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ về QLRCĐ; Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cơ quan tiềm năng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ về QLRCĐ; Đề xuất sửa đổi bổ sung văn bản quy định chức năng nhiệm vụ và kế hoạch phát triển cơ quan chức năng về QLRCĐ.

Theo ông Trần Mạnh Long, Đại diện Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp) thì QLRCĐ ở Việt Nam là một hình thức quản lý rừng hiệu quả. “Một mặt, QLRCĐ đảm bảo việc bảo vệ, duy trì diện tích rừng và cải thiện chất lượng rừng, mặt khác đem lại các lợi ích thiết thực cho cộng đồng về lâm sản, gỗ và lâm sản ngoài gỗ, đáp ứng nhu cầu gia dụng thiết yếu và góp phần tăng thu nhập, cung cấp nguồn nước phục vụ sinh hoạt hoặc canh tác nông nghiệp cho các thành viên trong cộng đồng” – ông Trần Mạnh Long nói.

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: Mai Đan)
Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: Mai Đan)

Ông Nguyễn Tiến Hải – Chuyên gia Lâm nghiệp và Quản lý dự án ASFCC-II cho rằng những nhóm yếu tố chính liên quan đến hiệu quả của QLRCĐ trong bảo vệ gồm có: Đặc điểm rừng được giao, quyền quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng, quy định về quản lý bảo vệ và sử dụng rừng, tổ chức quản lý rừng của cộng đồng và các hỗ trợ bên ngoài. “Tuy nhiên, khung pháp lý chưa đầy đủ, thiếu chính sách đồng bộ và toàn diện, chưa rõ cơ quan chức năng về QLRCĐ, năng lực hạn chế của cộng đồng trong QLRCĐ và hiện trạng rừng nghèo lợi ích kinh tế thấp là những thách thức chủ yếu đối với QLRCĐ hiện nay ở Việt Nam”.

Trên cơ sở phân tích những mặt hạn chế của QLRCĐ ở Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Hải đưa ra khuyến nghị về thực hiện và phát triển QLRCĐ như sau: Bên cạnh việc hoàn thiện khung pháp lý và chính sách và cung cấp các hỗ trợ đối với QLRCĐ, cần thiết phải có cơ quan quản lý nhà nước về Lâm nghiệp có chức năng, nhiệm vụ về QLRCĐ.

QLRCĐ là hình thức quản lý rừng có từ lâu tại Việt Nam và được chính thức công nhận từ khi có Luật Đất đai 2013 & Luật BVPTR 2004. QLRCĐ là hình thức quản lý rừng mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng.

Nguồn: Báo Tài nguyên & Môi trường

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia