Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Cụ rùa còn có cơ hội sống lâu? 

Dân gian ta có câu “Sống lâu như cụ rùa”. Thế nhưng, liệu loài rùa còn có cơ hội “sống lâu” trong thời đại ngày nay khi chúng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do bị săn bắt, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép hay chịu tác động từ rác thải nhựa?

Mới đây, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) kết hợp với Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP) và Tổ chức Humane Society International tại Việt Nam (HSI in Viet Nam) đã tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Chung tay bảo vệ rùa” nhằm tạo không gian chia sẻ thông tin, kiến thức về các loài rùa, vai trò của loài rùa trong hệ sinh thái và các mối đe dọa đến sự tồn tại của các loài rùa hiện nay. 

Khắp ba miền Bắc, Trung, Nam… đủ mọi lứa tuổi… có cả thí sinh khuyết tật và những em nhỏ…

Hàng trăm bức tranh đa dạng kết hợp nghệ thuật sắp đặt thể hiện chủ đề như Rùa bị tấn công bởi rác thải nhựa, những mối nguy đe dọa đến sự sinh tồn của loài rùa cạn, rùa nước ngọt, rùa biển… hay vai trò của rùa trong hệ sinh thái…. đã gây ấn tượng với Ban tổ chức. 

Một tác phẩm dự thi

Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trưởng Phòng Truyền thông Tổ chức Trung tâm Con người và Thiên nhiên chia sẻ thông điệp ý nghĩa của cuộc thi trong bối cảnh đại dịch COVID-19: “Có thể các bạn cũng được biết rằng, nguồn gốc của virus gây ra đại dịch COVID-19 được cho là từ động vật hoang dã. Theo WHO, có tới 70% bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt là động vật hoang dã. Trong khi đó, Việt Nam được coi là điểm nóng về buôn bán và trung chuyển động vật hoang dã’.

Qua cuộc thi, chúng tôi mong muốn cộng đồng cùng chúng tôi lan tỏa thông điệp, bảo tồn động vật hoang dã, không chỉ là bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái mà còn là bảo vệ sức khỏe của chính con người”.

Số lượng loài rùa biển lên bờ đẻ trứng tại Việt Nam đã giảm từ 10.000 cá thể mỗi năm, xuống còn 450 cá thể mỗi năm (tính từ năm 1980 đến năm 2019) và 6 trong 7 loài rùa biển đang ở trên bờ vực tuyệt chủng. Mối đe dọa đến từ hoạt động săn bắt, nuôi nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép, và suy giảm môi trường sống vô cùng nghiêm trọng. 

Tính trung bình mỗi năm, người Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, khoảng hơn 30 tỷ túi nilon ra môi trường trong đó có đại dương là ngôi nhà của rùa biển. 

Việt Nam có 26 loài rùa cạn và rùa nước ngọt bản địa, trong đó có 10 loài cực kỳ nguy cấp, 10 loài nguy cấp và 4 loài sắp nguy cấp.

Anh Hoàng Văn Hà, Điều phối viên Chương trình Bảo tồn rùa Việt Nam, đơn vị đồng tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Chung tay bảo vệ rùa” cho biết: “Từ những năm 1980 của thế kỷ trước, có một cuộc khủng hoảng, được gọi là cuộc khủng hoảng rùa châu Á đã diễn ra với hàng nghìn tấn rùa bị buôn bán trái phép ở các quốc gia như Lào, Việt Nam, Myanmar và các quốc gia lân cận với Trung Quốc.

Mặc dù cho đến hiện tại, tình trạng săn bắt và mua bán trái phép đã giảm đi rất nhiều nhưng diễn ra tương đối phổ biến và ngày càng tinh vi mặc dù chúng ta có tới 23/26 loài rùa cạn, rùa nước ngọt của Việt Nam được pháp luật bảo vệ.

 Theo sách Đỏ thế giới, 24/26 rùa cạn và rùa nước ngọt của chúng ta phải đối mặt với tình trạng tuyệt chủng trong tương lai gần”.

Các tác phẩm đều chứa đựng nhiều thông điệp ý nghĩa về bảo tồn loài rùa

Bên cạnh các tác phẩm chứa đựng nhiều thông điệp ý nghĩa về bảo tồn rùa, mối liên hệ giữa ô nhiễm rác thải nhựa đại dương và sự sống còn của rùa biển; các tác giả còn chọn nấn mạnh các mối đe dọa cũng như những hành động cấp thiết nhằm bảo tồn các loài rùa cạn và rùa nước ngọt. 

Bà Nguyễn Thị Mai, Quản lý Chương trình Động vật hoang dã – Tổ chức HSI tại Việt Nam cho rằng, thông qua cuộc thi, Ban tổ chức mong muốn góp một tiếng nói của mình để nâng cao nhận thức của cộng đồng.

‘Cách mà PanNature truyền cảm hứng ra cộng đồng là một trong những những điều mà những người làm công tác bảo tồn mong muốn. Và hy vọng đây cũng là cơ hội để chia sẻ thêm những góc độ chuyên môn. Đó là cơ hội gửi những kiến thức chuyên môn kêu gọi mọi người trong cộng đồng chung tay đóng góp bảo tồn rùa cũng như là rùa biển’, bà Mai cho biết.

Thời gian nhận bài dự thi đến hết ngày 31/7/2021. Tất cả các bức tranh lọt vào vòng chung kết sẽ được thiết kế trong một ấn phẩm về rùa và được gửi tặng tới các tác giả cùng nhiều phần thưởng ý nghĩa khác. 

Để tìm hiểu thực trạng rùa Việt Nam hiện nay, vui lòng truy cập tại đây.

Nguồn: VOV Giao Thông

Ngày 21/6, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP) và Tổ chức Humane Society International tại Việt Nam (HSI in Viet Nam) tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Chung tay bảo vệ rùa” nhằm tạo không gian chia sẻ thông tin, kiến thức về các loài rùa, vai trò của loài trong hệ sinh thái và các mối đe dọa đến sự tồn tại của chúng hiện nay.

Thông qua cuộc thi, công chúng được nâng cao nhận thức về bảo tồn rùa, hướng tới thay đổi thái độ và hành vi để cùng hành động chung tay bảo vệ các loài rùa trước nguy cơ tuyệt chủng. Cuộc thi cũng nhằm thúc đẩy và vận dụng sự sáng tạo của công chúng để truyền tải thông điệp bảo vệ rùa và nói không với các hình thức “tiêu dùng” rùa trái pháp luật. Trong đó, mỗi người đóng vai trò là đại sứ lan tỏa thông điệp bảo vệ rùa.

Thông tin chi tiết cuộc thi, Quý độc giả vui lòng xem tại đây.

Trân trọng cảm ơn Liên minh Châu Âu (EU) và Vườn Thú Cleverland Metroparks đã tài trợ cho chúng tôi thực hiện hoạt động này trong khuôn khổ Dự án “Chung tay phòng chống tội phạm liên quan đến động vật hoang dã” và “Bảo tồn các loài rùa nguy cấp, quý hiếm ở Việt Nam”.

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia