Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Hỗ trợ Doanh nghiệp cao su lên phương án quản lý rừng bền vững

Ngày 6-7/4/2022, trong khuôn khổ dự án của Liên minh Sinh kế Xanh (GLA 2), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã cùng nhóm tư vấn thực hiện khảo sát tại Nông trường 19/8 và Nông trường Phú Xuân, thuộc Công ty Cổ phần Cao su Đăk Lăk (DAKRUCO).

Hoạt động khảo sát nhằm xác định phương án trồng phục hồi rừng cho khoảng 100ha diện tích canh tác cao su với các loài cây bản địa, cây đa tầng tán; đồng thời, thu thập dữ liệu đầu vào cho việc thiết lập bản đồ và kế hoạch quản lý rừng bền vững.

Hoạt động không chỉ hỗ trợ DAKRUCO hướng tới thực hiện tốt cam kết môi trường – xã hội của một doanh nghiệp lớn vùng Tây Nguyên, mà còn tiến tới tăng giá trị sản phẩm cao su Việt Nam thông qua chứng chỉ gỗ bền vững.

Dự kiến trong năm 2022, cùng với nhiều nỗ lực từ phía công ty và hỗ trợ kỹ thuật từ PanNature, DAKRUCO sẽ trở thành doanh nghiệp cao su duy nhất tại Việt Nam được nhận Chứng chỉ FM của Hội đồng Quản trị Rừng (FSC).

Đoàn khảo sát gồm đại diện ban lãnh đạo Công ty DAKRUCO, trưởng phòng ban chuyên môn, lãnh đạo nông trường và nhóm chuyên gia PanNature.
Chuyên gia bản đồ trao đổi cùng phòng kỹ thuật công ty về các phương án xây dựng bản đồ quản lý rừng đối với diện tích khảo sát.
Trưởng phòng kỹ thuật giải thích về mô hình thiết kế lô khoảnh trong canh tác cao su làm thông tin đầu vào cho việc lên phương án trồng phục hồi rừng trong diện tích cao su.
Thầy Đỗ Anh Tuân (Đại học Lâm Nghiệp) trao đổi về kỹ thuật trồng phục hồi theo Tiêu chuẩn FSC
Sau chuyến khảo sát thực địa, nhóm tư vấn cùng ban lãnh đạo công ty và đại diện các phòng ban đã thống nhất mục tiêu hợp tác và định hướng cho các hoạt động tiếp theo.
Hợp tác hướng tới hỗ trợ doanh nghiệp cao su tái tạo một phần diện tích canh tác trở về hiện trạng gần với tự nhiên nhất với thành phần thực vật đa tầng tán, hỗn loài.
Các giống cây trồng bản địa đã được nhóm công tác lựa chọn sơ bộ, nhằm đạt tiêu chí phục hồi đa dạng sinh học, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế trong dài hạn cho doanh nghiệp.

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia