Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Thông điệp và khuyến nghị từ Diễn đàn các tổ chức về Lâm nghiệp xã hội ASEAN

Dựa trên kết quả thảo luận từ cuộc họp thường niên thành viên Diễn đàn Các tổ chức về Lâm nghiệp xã hội ASEAN vào tháng 9/2022, các tổ chức xã hội, các tổ chức đại diện cộng đồng và các mạng lưới của người bản địa tham gia cuộc họp đã đưa ra các thông điệp và khuyến nghị về các tiến trình quản lý đất đai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở khu vực và quốc tế.

Các thông điệp và khuyến nghị này dự kiến sẽ được đưa ra tại Hội thảo “Amplifying IPLC Voices and the Security of Territories of Life and Customary Tenure towards meaningful Climate Action” (Tạm dịch: Tăng cường tiếng nói của cộng đồng người bản địa và sự an toàn của các khu hệ sinh thái và quyền hưởng dụng rừng theo luật tục để hướng tới các hành động thực chất vì khí hậu….) như một sự kiện bên lề tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP27) tổ chức ngày 14/11/2022 tại Ai Cập.

Là một tổ chức thành viên của Diễn đàn, PanNature đã tham gia vào việc thảo luận, đóng góp vào các khuyến nghị này. Bà Nguyễn Hải Vân*, đại diện PanNature, sẽ có mặt tại sự kiện bên lề COP27 để trình bày các khuyến nghị. 

Theo đó, Diễn đàn nhìn nhận rằng trong khi đạt được nhiều tiến bộ ở cấp khu vực và quốc gia, vẫn còn một số thách thức tồn tại chưa được giải quyết. Một số vấn đề nổi cộm được liệt kê bao gồm: kinh tế và sinh kế của cộng đồng; quyền hưởng dụng và tiếp cận đất rừng; các tiêu chuẩn và biện pháp bảo vệ khu vực và quốc tế; và các cơ chế quản trị lâm nghiệp.

Từ đó, Diễn đàn đã gửi tới các chính phủ, các thể chế khu vực và quốc tế, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và phát triển bền vững một số khuyến nghị sau đây:

Đối với kinh tế và sinh kế cộng đồng

  • Thừa nhận, thúc đẩy tri thức của các cộng đồng bản địa và dân tộc thiểu số về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên
  • Cung cấp nguồn tài chính trực tiếp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy các sáng kiến và khả năng lãnh đạo của phụ nữ và giới trẻ bản địa
  • Thúc đẩy đối thoại chính sách và tăng cường hợp tác giữa các tổ chức xã hội và chính phủ
  • Tạo điều kiện thuận lợi để trung tâm chế biến cho các Doanh nghiệp Lâm nghiệp Cộng đồng (CFE) được đăng ký và hoạt động
  • Hỗ trợ chia sẻ chuyên môn kỹ thuật về lâm sản ngoài gỗ (LSNG) trong ASEAN; Hỗ trợ Quyền Sở hữu Trí tuệ (IPR) cho các sản phẩm cộng đồng; và chấp nhận các chứng nhận thay thế
  • Đảm bảo tính kết nối và tính kế thừa nhằm tạo điều kiện cho quan hệ đối tác bình đẳng giữa các CFE với các doanh nghiệp lớn hơn, kích hoạt Quỹ Ủy thác ASEAN đối với các CFE và các cơ chế tài trợ đa dạng của quốc gia.

Đối với quyền hưởng dụng và quyền tiếp cận rừng

  • Công nhận và duy trì các quyền của người bản địa, cộng đồng địa phương và các nhóm dân tộc thiểu số đối với lãnh thổ, đất đai và quyền hưởng dụng rừng theo luật tục của họ, bao gồm các khuôn khổ pháp lý quốc gia và quốc tế liên quan
  • Đơn giản hóa và rà soát nhanh quy trình công nhận quyền hưởng dụng theo luật tục mà không làm mất quyền tự chủ của cộng đồng.
  • Cung cấp các nguồn lực để hỗ trợ các IPLC xây dựng năng lực, tài liệu và lập bản đồ cũng như xây dựng các mạng lưới và mối quan hệ hợp tác hiệu quả nhằm giải quyết các thách thức trong việc thừa nhận quyền hưởng dụng rừng theo luật tục.
  • Thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn địa phương và cải cách chính sách về đất đai và lâm nghiệp, hợp nhất các chính sách chồng chéo hiện hành về đất đai, rừng và đa dạng sinh học
  • Thiết lập cơ chế tài trợ quốc gia và khu vực để công nhận Quyền hưởng dụng theo luật tục (Costomary Tenure) mà các IPLC có thể tiếp cận trực tiếp
  • Hỗ trợ việc chuyển giao kiến thức giữa người già, phụ nữ và giới trẻ bản địa

Cơ chế quản trị

  • Đảm bảo quản trị tích hợp khi mà các giải pháp địa phương cũng có tác động bền vững trên mọi quy mô, địa điểm, vấn đề và lĩnh vực
  • Thừa nhận các kiến ​​thức và hệ thống quản trị khác nhau để đảm bảo tính bền vững
  • Ghi nhận sự đóng góp của người bản địa, cộng đồng địa phương và các nhóm dân tộc trong việc quản lý lãnh thổ của họ một cách bền vững
  • Xây dựng và thực hiện đầy đủ một thỏa thuận ràng buộc ở cấp khu vực và quốc gia nhằm hỗ trợ việc thừa nhận quyền hưởng dụng theo luật tục; và triển khai Quy trình Tham vấn tự do, có thông tin và được báo trước (FPIC)
  • Hỗ trợ tài liệu về các thực tiễn tốt của IPLC trong quản lý rừng và đất
  • Thiết lập các cơ chế tham vấn toàn diện ở cấp địa phương, quốc gia và khu vực với sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của các IPLC và CSO, đặc biệt trong các quá trình ra quyết định có thể ảnh hưởng đến họ
  • Tiếp tục hỗ trợ xây dựng lòng tin và sự minh bạch giữa các cộng đồng và chính phủ, thừa nhận và phát huy kiến ​​thức bản địa và truyền thống trong quản lý rừng, đồng thời tăng cường vai trò của phụ nữ và thanh niên trong quản lý rừng
  • Thúc đẩy khả năng thích ứng, tạo điều kiện để các IPLC học hỏi, thử nghiệm và ứng phó với sự phức tạp của những đổi thay

Đối với các cam kết, tiêu chuẩn và biện pháp bảo vệ quốc tế và khu vực về khí hậu – đa dạng sinh học – phúc lợi con người

  • Thừa nhận vai trò của các IPLC và CSO trong việc chuyển các mục tiêu quốc tế và các cam kết quốc gia về khí hậu và đa dạng sinh học thành các hành động
  • Đảm bảo rằng người bản địa, các nhóm dân tộc và cộng đồng địa phương hiểu đầy đủ các cam kết khu vực và quốc tế của các quốc gia, bao gồm cập nhật về các chính sách liên quan, để họ có thể tham gia một cách có ý nghĩa.
  • Xây dựng và thực hiện đầy đủ chính sách FPIC ở tất cả các cấp theo Tuyên bố của Liên hợp quốc về Quyền của Người bản địa (UNDRIP)
  • Cung cấp các nguồn lực để thiết lập các cơ chế khiếu nại độc lập cho những người bảo vệ môi trường
  • Tích hợp và lồng ghép các Tiêu chuẩn Quốc tế và Biện pháp Bảo vệ có liên quan vào luật pháp và chính sách trong nước

Diễn đàn khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi các hoạt động và hợp tác với các chính phủ cùng các bên liên quan chính trong việc duy trì các can thiệp hiệu quả để thúc đẩy lâm nghiệp xã hội và công nhận quyền hưởng dụng theo luật tục của cộng đồng nhằm góp phần đạt được các mục tiêu khí hậu quốc gia và phát triển bền vững.


* Bà Nguyễn Hải Vân đồng thời công tác tại Viện Hàn lâm Tự nhiên Wyss, Đại học Bern; và Viện Địa lý và Bền vững, Đại học Lausanne. 

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia