Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Khai khoáng là một ngành công nghiệp gây nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội. Các tác động của khai khoáng được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Thứ nhất, hoạt động khai khoáng thường đòi hỏi một diện tích đất rất lớn để phục vụ việc phát triển mỏ và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông lâm nghiệp cũng như sinh kế người dân. Thứ hai, hoạt động vận chuyển quặng thường gây ra những sức ép đối với hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương. Thứ ba, hoạt động khai thác và chế biến quặng luôn tạo ra những tác động tiêu cực đến môi trường như suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước hay ô nhiễm không khí. So với công nghiệp chế biến, tác động môi trường trong khai thác khoáng sản thường diễn ra ở quy mô rộng hơn, khó kiểm soát hơn và có thể tiếp diễn sau khi kết thúc hoạt động khai thác.

Phí bảo vệ môi trường (BVMT) trong khai thác khoáng sản là một trong những công cụ chính sách được xây dựng với mục tiêu tạo nguồn lực tài chính để bù đắp các tổn thất do hoạt động khai khoáng gây ra. Việc thu phí BVMT trong khai thác khoáng sản đã được thực hiện ở nhiều quốc gia như Canada, Úc, Thụy Điển, Anh, Đan Mạch, Cộng hòa Séc hay một số bang của Hoa Kỳ (Stefan Speck, Jim McNicolas, 2001). Hình thức thu phí BVMT trong lĩnh vực khai khoáng ở các quốc gia này khá đa dạng. Phí có thể được tính dựa trên diện tích đất được sử dụng phục vụ khai thác, quãng đường quặng được vận chuyển hay khối lượng khoáng sản được khai thác (European Environment Agency, 2004).

Việt Nam bắt đầu thu phí BVMT trong khai thác khoáng sản từ năm 2006. Theo đó, Nghị định số 137/2005/NĐ-CP đã được ban hành và có hiệu lực trong giai đoạn từ 1/2006 – 6/2008. Trong giai đoạn này, phí BVMT được thu đối với một số loại khoáng sản gồm đá, cát, đất, than, nước khoáng và sa khoáng Titan. Năm 2008, để sửa đổi một số bất cập trong chính sách thu phí BVMT, Nghị định 63/2008/NĐ–CP đã được ban hành và có hiệu lực từ tháng 6/2008 đến tháng 1/2012. Khi đó, đối tượng phải nộp phí BVMT đã được bổ sung với nhiều nhóm khoáng sản khác. Đến năm 2011, Nghị định 74/2011/NĐ – CP được ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2012, bổ sung các đối tượng nộp phí cũng như nâng mức phí đối với một số loại khoáng sản.

Như vậy, việc thu phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản đã được thực hiện gần 10 năm và tạo ra một nguồn lực tài chính đáng kể cho nhiều địa phương. Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách thu phí BVMT về mặt xã hội và môi trường vẫn chưa được đánh giá và rà soát lại. Tại nhiều khu khai thác mỏ, chính quyền cấp xã cho biết địa phương chưa từng được đầu tư các dự án làm sạch môi trường. Một số xã khác cho biết họ không hề nhận được các khoản phân bổ tài chính từ hoạt động khai khoáng. Hầu hết lãnh đạo các xã chưa hiểu rõ bản chất thực sự của phí BVMT. Hiện tượng này đặt ra một câu hỏi lớn tính hiệu quả của chính sách, vấn đề minh bạch trong việc sử dụng nguồn thu từ phí BVMT và quyền lợi của cộng đồng địa phương.

phiBVMT

Trong bối cảnh Bộ Tài chính đang được giao nghiên cứu và sửa đổi Nghị định 174/2007/NĐ-CP, tài liệu này sẽ phân tích một số khía cạnh liên quan nhằm cung cấp thông tin và cơ sở phục vụ việc sửa đổi chính sách về phí BVMT.

Báo cáo được thực hiện bởi Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI), với sự hỗ trợ tài chính từ Chương trình Liên minh Khoáng sản và Oxfam Anh.

Mời quý vị đọc tài liệu trực tuyến tại đây:

 

Hoặc tải bản điện tử tại đây: File PDF (1.048 Mb)

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia