Năm 2017 sẽ là một cột mốc đáng ghi nhớ của ngành lâm nghiệp Việt Nam khi Luật BVPTR sửa đổi dự kiến được Quốc hội thảo luận và thông qua vào kỳ họp cuối năm. Các tổ chức xã hội, các nhà khoa học, chuyên gia lâm nghiệp đã và đang tích cực tham gia vào tiến trình sửa đổi Luật với nhiều hoạt động tham vấn, phản biện và kiến nghị. Liệu Luật BVPTR sửa đổi có giúp gỡ rối các khó khăn, tồn tại mà ngành lâm nghiệp đang đối mặt? Tương lai những vùng rừng tự nhiên còn lại hay rộng hơn là an ninh sinh thái của Việt Nam sẽ ra sao khi Luật BVPTR sửa đổi đặt trọng tâm vào thúc đẩy chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp trong bối cảnh BĐKH và hội nhập kinh tế quốc tế đang gia tăng mạnh mẽ? Liệu các xung đột về quyền lợi của các bên liên quan đến rừng, đất rừng có được kiểm soát hiệu quả hơn? Đây là những câu hỏi cần được đặt ra và thảo luận thấu đáo để khung pháp lý sửa đổi trở thành nền tảng thúc đẩy quản trị tốt rừng/lâm nghiệp Việt Nam theo hướng minh bạch, công bằng hơn; đảm bảo hiệu quả về cả kinh tế, môi trường và xã hội.
Nhằm cung cấp thêm một góc nhìn về “thể chế lâm nghiệp xã hội” trong tiến trình sửa đổi Luật BVPTR, bên cạnh việc đưa ra những phân tích về diễn biến rừng Việt Nam cùng các lựa chọn (xu hướng) và thách thức phát triển trong tương lai, BTCS kỳ này cũng tập trung đánh giá việc thực thi các chính sách liên quan đến rừng (giao khoán bảo vệ, rừng cộng đồng), đất rừng (tái cơ cấu công ty lâm nghiệp) và lâm sản (phát triển rừng gỗ lớn), đồng thời nhấn mạnh các đề xuất sửa đổi liên quan đến vấn đề chủ rừng, quyền sở hữu, quyền hưởng dụng đối với rừng.
Quý vị quan tâm vui lòng download Bản tin tại đây: File PDF
Đọc bản tin trực tuyến: