Tài nguyên nước, rừng và khoáng sản luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong tự nhiên, khoáng sản thường phân bố ở vùng rừng núi và các thủy vực. Không có nước, cây rừng không thể lớn lên. Trong khi đó, rừng lại giúp điều hòa dòng chảy và ngăn lũ trên các dòng sông và vùng duyên hải. Rừng góp phần điều hòa khí hậu nhờ chu trình hấp thụ khí các-bon và từ đó giúp ổn định nguồn nước cho lưu vực. Chính vì có sự gắn bó chặt chẽ như vậy nên việc khai thác một trong các nguồn tài nguyên kể trên đều có thể dẫn đến hủy hoại tài nguyên khác.
Bài viết này nhấn mạnh mối quan hệ tương tác giữa hoạt động khai thác khoáng sản, khai thác gỗ và khai thác tài nguyên nước ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Nhận thức về các mối quan hệ nói trên là hết sức cần thiết nhằm giải quyết việc quản lý kém hiệu quả và khai thác tài nguyên không bền vững, dẫn tới việc suy thoái môi trường, thiên tai, mất sinh kế, bất ổn chính trị và xung đột xã hội. Những năm gần đây, nhận thức về mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nguồn tài nguyên quan trọng ở Châu Á ngày càng cao. Về mặt hoạch định chính sách, cách tiếp cận mang tính tổng thể – hiểu rõ những mối quan hệ giữa các nguồn tài nguyên khác nhau này – mang tính quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo sự bền vững của tất cả các nguồn tài nguyên.
Tác giả: Junko Kobayashi, Trung tâm Henry Stimson, Hoa Kỳ (2009). Trung tâm Con người và Thiên nhiên biên dịch và giới thiệu. Tải bản dịch tiếng Việt ở đây (File PDF, 201 KB).
Nguyên bản tiếng Anh: “Making the Connections: Water, Forests, and Minerals Exploitation in South and Southeast Asia” – một chương trong cuốn Exploiting Natural Resources: Growth, Instability, and Conflict in the Middle East and Asia do Cronin và Pandya biên tập (Stimson Center, 2009). Tải nguyên bản tiếng Anh tại đây.
Trung tâm Con người và Thiên nhiên xin cảm ơn Trung tâm Henry Stimson đã cho phép chúng tôi sử dụng bản quyền để dịch sang tiếng Việt và giới thiệu đến độc giả Việt Nam.