Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Bài viết này tóm lược thảo luận chính sách của dự án nghiên cứu "Tìm hiểu Trung Quốc dưới vai trò một nhà hoạt động ở khu vực Đông Dương" do Quỹ Heinrich Boll Stiftung, Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Viện Quốc tế về Phát triển Bền vững đồng thực hiện. Dự án này nhằm làm rõ vai trò kinh tế của Trung Quốc ở Việt Nam, Lào và Căm-pu-chia, tạo nền tảng đối thoại xây dựng giữa những người làm chính sách và các bên liên quan ở Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Dương. Trung Quốc đang nỗ lực phát triển để trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế về nguồn cung tài nguyên thiên nhiên ổn định và chủ động, Trung Quốc đã tăng mạnh vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) vào các khu vực Châu Phi và Mỹ La-tinh. Nền tảng của những mối quan hệ đang lớn mạnh giữa Trung Quốc và các quốc gia cung cấp tài nguyên là hợp tác kinh tế toàn cầu và trong khu vực, tạo ra những mối liên kết đa chiều, mạnh mẽ với nhiều các khu vực khác nhau trên thế giới trong những chuỗi giá trị phức tạp được sắp đặt. Hệ thống kinh tế toàn cầu liên kết các nước thuộc Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD) đảm bảo nguồn cung cấp phần lớn tài nguyên thiên nhiên cho nền sản xuất hàng hóa. Mối quan hệ đó được tạo ra bằng cách các nước sản xuất (chủ yếu các nước đang phát triển) biến tài nguyên thiên của mình trở thành những sản phẩm qua sơ chế với giá rẻ để xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường OECD. Trong hệ thống toàn cầu này, hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã và đang nổi lên là một trong những đầu mối sản xuất và chế tạo chính trên thế giới.

 

Một mỏ khai thác vàng tại tỉnh Mondulkiri, Căm-pu-chia. Ảnh: Oxfam US. Trong nửa đầu năm 2005, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư 4,1 tỷ đôla ra nước ngoài, tăng gần 250% so với năm trước. Trong năm 2005, đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp phi tài chính Trung Quốc đã tăng 20% so với năm 2004, lên tới 12,3 tỉ đôla. Trong ba quý đầu năm 2006, tổng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đạt 14,1 tỷ đôla, tăng 80% mỗi năm, và ước tính tổng đầu tư ngoài nước ổn định ở mức 16 tỉ đôla vào cuối năm. Do tài nguyên trong nước có hạn, trong khi sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng, nên Trung Quốc đã ưu tiên đầu tư FDI vào các lĩnh vực khai thác mỏ và năng lượng. Các hãng bảo hiểm và tín dụng xuất khẩu của Trung Quốc, đặc biệt là Ngân hàng Xuất nhập khẩu (XNK) Trung Quốc và Tập đoàn Bảo hiểm Tín dụng và Xuất khẩu Trung Quốc (Sinosure), đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thuơng mại nhanh chóng và quan tâm nhiều hơn cho các dòng đầu tư về phía nam của Trung Quốc. Năm 2005, Ngân hàng XNK Trung Quốc đã chấp thuận các khoản vay lên tới 158,6 tỷ nhân dân tệ (xấp xỉ 20 tỷ đôla). Tuy mới thành lập năm 1994, nhưng ngân hàng này đã lớn mạnh và trở thành một trong những tổ chức tín dụng xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Mẫu quặng bô-xít - Một trong những khoáng sản đang được tiến hành khai thác nhiều trong khu vực. Ảnh: Geology.com Nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên tăng nhanh chóng của Trung Quốc đã làm cho giá cả hàng hóa đang tăng mạnh trên toàn cầu. Đầu tư vào công nghiệp khai khoáng trước đây đã từng bị cấm, nay lại đang trở nên có ý nghĩa kinh tế quan trọng. Năm 2002, Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ đồng nhiều nhất thế giới, và bây giờ là một trong những nơi tiêu thụ nhôm, kẽm và niken lớn nhất. Cũng trong năm 2002, Trung Quốc cũng trở thành nơi tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, vượt cả Hoa Kỳ, với khối lượng 3,45 triệu tấn, chiếm 18,2% tổng lượng tiêu thụ toàn thế giới. Nhu cầu cao su tự nhiên của Trung Quốc dự báo đạt 11,5 triệu tấn mỗi năm vào năm 2020, chiếm khoảng 30% sản lượng toàn cầu. Sự gia tăng này liên quan trực tiếp tới nhu cầu về phương tiện giao thông ngày càng cao của Trung Quốc, ước tính lên tới 200 triệu phương tiện vào năm 2020. Đây là sự gia tăng mạnh mẽ so với con số 10 triệu phương tiện ở nước này vào năm 2005 … Chi tiết:

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia