Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Đây là nội dung chính của cuộc Hội thảo do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) – Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Viện Tư vấn Phát triển (CODE) tổ chức ngày 14/10 tại Hà Nội.

Hội thảo được tổ chức nhằm tiếp tục tham vấn và góp ý cho Luật Khoáng sản (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và tạo cơ hội để các nhà khoa học, quản lý và xây dựng luật pháp cùng trao đổi, bàn luận về các cách tiếp cận chính sách khác nhau để quản trị tài nguyên khoáng sản hiệu quả, bền vững hơn. Tại hội thảo đã có gần 20 báo cáo được trình bày, tập trung vào nội dung: Trao đổi và bàn luận về lợi ích và rủi ro của các cách tiếp cận trong chính sách quản trị tài nguyên khoáng sản nhằm hướng đến tính minh bạch và hiệu quả về kinh tế-xã hội-môi trường trong bối cảnh của Việt Nam; góp ý và khuyến nghị cho Luật khoáng sản (sửa đổi) đang được Quốc hội tiếp tục thảo luận và xem xét thông qua trong năm 2010.

Ảnh: PanNature.

Một số báo cáo có chất lượng đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu như: Quốc hữu hóa tài nguyên khoáng sản và quyền khai thác khoáng sản của Tiến sỹ Lê Đăng Doanh; một số điểm mới trong dự thảo luật khoáng sản (sửa đổi) của Tiến sỹ Lại Hồng Thanh; chính sách thuế tài nguyên trong khai thác khoáng sản ở Việt Nam…

Các ý kiến tại Hội thảo đã cho thấy tài nguyên khoáng sản thường được xem như là tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia giàu tài nguyên. Tuy nhiên, lý thuyết này không hoàn toàn đúng trên thực tế khi các quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản như Nigeria, Bolivia hay Ghana lại rơi vào tình trạng tụt hậu và đói nghèo; trái ngược với các nước nghèo tài nguyên khoáng sản như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore lại bứt phá thành những nền kinh tế lớn trên thế giới. Sự khác biệt này được xem là hệ quả của “lời nguyền tài nguyên”, bắt nguồn từ việc quản lý yếu kém và sai lầm về chiến lược sử dụng tài nguyên bền vững tại một số quốc gia giàu tài nguyên.

Do vậy để tài nguyên khoáng sản thực sự trở thành nguồn lực hữu ích cho phát triển kinh tế, đảm bảo lợi ích công bằng cho xã hội, các quốc gia giàu khoáng sản cần có những chiến lược quản lý và sử dụng hiệu quả, lâu dài thông qua áp dụng các công cụ chính sách và pháp luật ưu việt. Nếu quản lý tốt, khai thác khoáng sản có thể mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Ngược lại, khi quản lý kém, khoáng sản lại là lĩnh vực gây ra nhiều hệ lụy như thất thu ngân sách, tham nhũng, đói nghèo, xung đột và bất ổn xã hội.

Trên thế giới hiện có hai cách tiếp cận phổ biến về quản trị tài nguyên khoáng sản là thu thuế và đấu giá bán mỏ. Theo quy định luật pháp hiện hành ở Việt Nam hiện nay tất cả các loại hình doanh nghiệp đều có thể tham gia khai thác mỏ sau khi xin được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. Thực tiễn cho thấy, những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp được các địa phương cấp phép khai khoáng đã tăng lên nhanh chóng. Nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ các doanh nghiệp khai thác mỏ chủ yếu là các loại thuế và phí như thuế doanh nghiệp, thuế tài nguyên, phí cấp phép, phí bảo vệ môi trường. Theo ý kiến của một số đại biểu tại hội thảo: với cách quản lý này, khai thác khoáng sản như hiện nay thực chất chỉ làm lợi cho doanh nghiệp khai thác mỏ, làm lãng phí tài nguyên quốc gia, để lại hậu quả môi trường và xã hội cho cộng đồng và nhà nước gánh chịu.

Để giải quyết bất cập trên, Luật Khoáng sản sửa đổi đang đề xuất bổ sung thêm các quy định về định giá và đấu giá khoáng sản. Đây là cách tiếp cận chính sách mới trong lĩnh vực khai khoáng, cần các đánh giá và phân tích thấu đáo về tính khả thi, lợi ích và rủi ro mà chính sách có thể áp dụng và mang lại trong bối cảnh Việt Nam, đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm thế giới về luật hoá và thực hiện các chính sách quản trị khoáng sản nói chung.

Nguồn: TTXVN

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia