Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Ngày 24/5, UBND tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định xử phạt Nhà máy Mía đường Đắk Nông 225 triệu đồng vì xả nước thải vượt tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng sông Sêrêpôk.

Cùng thời điểm, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai cũng đã đề xuất UBND tỉnh ra quyết định xử phạt Nhà máy Đường An Khê 100 triệu đồng vì xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép 10 lần ra sông Ba. Ban Quản lý Dự án thủy điện 7 (đơn vị quản lý công trình thủy điện An Khê – Kanat) cũng bị đề nghị xử phạt 40 triệu đồng do không xả nước đúng cam kết theo dòng chảy tối thiểu trên sông Ba là 4m3/giây.

Liên quan đến vấn đề xả thải ô nhiễm hủy diệt các lưu vực sông (LVS), trong đó có các lưu vực sông đặc biệt quan trọng ở Tây Nguyên, GS.TS Ngô Đình Tuấn (Đại học Thủy lợi) đưa ra ý kiến cảnh báo: “Tất cả các vấn đề liên quan đến phát triển nếu không được quy hoạch và quản lý tốt, đều sẽ bị suy thoái, trong đó sông ngòi và tài nguyên không phải là ngoại lệ”. Theo GS.TS Ngô Đình Tuấn, nếu khối lượng xả thải ít hơn tổng lượng nước của sông thì sẽ gây ô nhiễm từng khúc như đoạn sông Hồng qua Lâm Thao, Việt Trì (Phú Thọ). Khối lượng xả thải nhiều hơn tổng lượng nước của sông sẽ gây ra ô nhiễm cả con sông như sông Thị Vải hay sông Cầu (đoạn từ ngã ba sông Công – sông Cầu về Phả Lại…).

Nguyên nhân suy thoái LVS còn được ông Tuấn nhìn nhận ở vấn đề “chia sẻ nguồn nước”. Chẳng hạn thủy điện An Khê – Kanak chuyển nước sang sông Kôn (Bình Định) khiến hạ lưu sông Ba bị khô cạn…

Tại buổi hội thảo “Sông ngòi Việt Nam: Góc nhìn của cộng đồng và thực tiễn chính sách” tổ chức ngày 24/5 tại Hà Nội; Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã công bố kết quả khảo sát trên diện rộng ý kiến của cộng đồng, chính quyền địa phương về tác động của phát triển đối với sông ngòi, tài nguyên nước và ảnh hưởng sinh kế trên hệ thống LVS ở nhiều khu vực trên cả nước, cho thấy: Việt Nam có 16 LVS (trong đó có 13 LVS lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, Bằng Giang – Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Cửu Long, sông Đà, sông Lô, sông Sêsan, sông Sêrêpôk). Đáng lo ngại là, 10/13 LVS đều liên quốc gia với Trung Quốc, Lào, Campuchia; 70% diện tích lưu vực nằm ngoài biên giới Việt Nam; 63% lượng nước các LVS đều chảy vào từ ngoài lãnh thổ.

Theo PanNature, có 10 thách thức về mặt quản lý với LVS ở Việt Nam. Trong đó, nguyên nhân hàng đầu là khai thác tài nguyên không hợp lý (thủy điện, canh tác nông nghiệp); suy giảm nguồn nước và ô nhiễm do khai khoáng và từ các khu công nghiệp…

Bà Trần Thanh Thủy, đại diện nhóm nghiên cứu của PanNature cũng đưa ra kết quả khảo sát được thu thập từ 1.300 hộ dân (thuộc 9 xã, 3 tỉnh có LVS) và từ phản ánh của báo chí. Kết quả này thể hiện, 50% nguyên nhân dẫn đến suy thoái sông ngòi là do ô nhiễm công nghiệp (phản ánh của báo chí); 42% ô nhiễm sông ngòi do chất thải công nghiệp (đánh giá từ cộng đồng).

Báo cáo mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường (tháng 5/2011) đề cập đến một trong những thách thức lớn đối với các LVS: Cả nước có 154 khu công nghiệp, khu chế xuất quy mô lớn nhưng chỉ có 43 khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung và chỉ hoạt động với 70% công suất.

Thanh Tùng – Báo Thanh Tra

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia