Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
Ảnh minh họa: PanNature.

Các chuyên gia, nhóm nghiên cứu chỉ rõ: Trong tất cả các khâu của ngành khai khoáng đều tiềm tàng nguy cơ tham nhũng và khuyến nghị các biện pháp phòng ngừa.

Ngày 17-5, Thanh tra Chính phủ phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển (đại diện cho các nhà tài trợ) tổ chức hội nghị bàn tròn về tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình trong ngành công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam. Tham luận của các cơ quan cho thấy ngành khoáng sản có khá nhiều sơ hở, có nguy cơ dẫn tới tham nhũng.

Lỏng lẻo ở mọi khâu quản lý

Theo ông Lê Thế Chiến, Vụ phó Vụ I – Thanh tra Chính phủ, ở khâu ban hành văn bản, một số địa phương đã ra những quy định trái luật, như buộc tất cả trường hợp xin cấp phép hoạt động khoáng sản phải có ý kiến đồng ý của UBND tỉnh thì Sở Tài nguyên và Môi trường mới được tiếp nhận hồ sơ. Thủ tục này tạo độc quyền, xin – cho, gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Ở khâu cấp phép, một số địa phương không xây dựng quy trình, thủ tục, làm kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Luật quy định chủ đầu tư phải lập báo cáo tác động môi trường làm cơ sở cấp phép khai khoáng nhưng có tỉnh cho bỏ qua thủ tục này và thay bằng bản cam kết bảo vệ môi trường.

Đến khi mỏ hoạt động thì quản lý nhà nước lại thiếu chặt chẽ. Môi trường bị xâm hại, gây căng thẳng, tranh chấp với cộng đồng dân cư nơi có mỏ. Đáng chú ý, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra do buông lỏng quản lý. Tại Nghệ An, năm 2008 xảy ra vụ sập mỏ đá Bản Vẽ làm chết 18 người, đến tháng 4 vừa rồi, mỏ đá lèn Cờ sạt lở, vùi chết 18 người.

Nguy cơ móc ngoặc và những dấu hiệu bất thường

Trong các sơ hở, sai phạm nói trên, một phần do pháp luật về khoáng sản quá lạc hậu và đến năm 2010, Quốc hội đã khắc phục bằng Luật Khoáng sản mới. Tuy nhiên, nghiên cứu của nhóm chuyên gia pháp lý độc lập – ĐH Luật Hà Nội (do TS Vũ Thu Hạnh trình bày) cho thấy luật mới vẫn còn những khu vực chứa đựng nguy cơ tham nhũng bắt nguồn từ chính con người.

Chẳng hạn, khi lập quy hoạch hoạt động khoáng sản, doanh nghiệp (DN) có thể tác động vào người lập quy hoạch theo hướng có lợi cho mình hoặc tác động để “nắn” quy hoạch. Thậm chí, ngay trong quy hoạch cũng có thể có những cơ hội tham nhũng khi điều chỉnh quy hoạch, cấp phép, đấu giá quyền khai khoáng. Những nguy cơ trên có thể thành hiện thực khi có dấu hiệu quy hoạch mở rộng hoặc hạn chế quá mức khu vực hoạt động khoáng sản hay vừa điều chỉnh quy hoạch xong là cấp phép cho DN theo nội dung điều ngành luôn.

Đấu giá quyền khai khoáng là nội dung khá mới trong Luật Khoáng sản 2010. Tuy nhiên, cơ chế đấu giá cũng ẩn chứa những nguy cơ tham nhũng, bắt nguồn từ chính đội ngũ cán bộ công quyền. Hoàn toàn có thể xảy ra móc nối giữa DN với người tổ chức đấu giá bằng cách đưa vào những tiêu chuẩn lựa chọn bất thường hoặc xét tuyển quá chặt không có lý do chính đáng.

Cũng theo nhóm chuyên gia, đặc điểm của hoạt động khoáng sản là DN tham gia từ A tới Z. Ở bước thăm dò, chủ đầu tư có thể báo cáo trữ lượng thấp hơn thực tế, để hưởng lợi khi khai thác. Hoặc lợi dụng sơ hở trong quản lý, họ xin phép thăm dò nhưng thực chất là khai thác bán kiếm lời… Biểu hiện của những gian lận ấy có thể là việc sử dụng máy móc khai thác trong khâu thăm dò; thời gian thăm dò kéo dài bất thường; đầu tư quá mức so với trữ lượng được báo cáo.

Giàu tài nguyên vẫn có thể nghèo

Các báo cáo, tham luận chỉ ra nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực khai khoáng rất lớn, nếu cơ quan quản lý không nhận thức đầy đủ và có giải pháp thích hợp, quyết liệt sẽ khó có thể biến tài nguyên thành nguồn lực quốc gia. Các tham luận cảnh báo: Việt Nam có thể đi vào lối mòn của những quốc gia giàu tài nguyên nhưng quản trị kém. Nghiên cứu của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) cho thấy những quốc gia có tỉ trọng GDP từ khoáng sản càng lớn thì tỉ lệ nghèo đói càng cao. Chẳng hạn như ở Guinea, khoáng sản đóng góp gần 70% GDP thì đói nghèo chiếm tới 85% dân số; Zambia hơn 64% GDP từ khai khoáng thì có tới 74% dân số đói nghèo.

Để tránh vết xe đổ ấy, báo cáo độc lập của PanNature khuyến nghị Chính phủ xây dựng tiêu chuẩn sàng lọc để loại bỏ những dự án khai khoáng không hiệu quả; thắt chặt quy trình cấp phép. Cần xây dựng hệ thống phân bổ hợp lý nguồn thu khai khoáng từ trung ương đến cấp xã nơi có mỏ để khuyến khích các cấp quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên. Ngoài ra, pháp luật cũng như thực thi về quản lý khai khoáng cần chú trọng hệ thống giám sát tuân thủ quy định môi trường; thắt chặt việc phê duyệt đánh giá tác động môi trường, tham vấn cộng đồng nơi có mỏ.

Chúng ta tuyên bố khoáng sản là tài sản toàn dân nhưng người muốn khai thác chỉ cần xin giấy phép, nộp một ít phí môi trường là biến khu vực khai thác khoáng sản đó thành tài sản tư. Tôi không thuộc hạng quan chức có quyền thế gì nhưng nhiều người cứ hỏi có quen ông nọ ông kia không để giúp người ta xin giấy phép. Người ta sẵn sàng chi ra mấy tỉ.

Ông TRẦN ĐÌNH NHÃ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội phát biểu tại kỳ họp Quốc hội năm 2010

Theo báo Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia