Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Nếu phát triển thủy điện trên dòng chính của sông Mekong, hầu như mọi quốc gia hạ du đều mất cả chì lẫn chài. Đó là một trong những nhận định được đưa ra tại tọa đàm Đằng sau những con đập thủy điện trên sông Mekong.

Tọa đàm, do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức ngày 2-10 tại TPHCM, ngoài sự tham dự của các diễn giả trong và ngoài nước, còn có các ý kiến đóng góp từ nhiều học giả Mỹ, Úc… thông qua hệ thống videophone.

Theo ông Trịnh Lê Nguyên, đại diện PanNature, việc các quốc gia trong lưu vực chạy đua khai thác, sử dụng nguồn nước sông Mekong cho phát triển thủy điện đã làm dấy lên những quan ngại, phản ứng từ nhiều phía vì hệ lụy môi trường, ảnh hưởng đời sống người dân.

Liệu người dân vùng hạ lưu có còn được hưởng nguồn lợi thủy sản trên sông Mekong. Ảnh: internationalrivers.org

Câu chuyện thủy điện trên dòng chính Mekong dường như mới chỉ là những chi tiết bề nổi của bức tranh phát triển đầy phức tạp của Tiểu vùng Mekong mở rộng, trong đó chứa đựng động cơ và cạnh tranh lợi ích không chỉ của những quốc gia trong lưu vực mà cả các bên liên quan khác, ông nói.

Một tài liệu tại tọa đàm cho thấy, phân tích lợi ích-chi phí trong các kịch bản của kế hoạch phát triển thủy điện lưu vực sông do Ủy ban Sông Mekong Quốc tế (MRC) thực hiện đều dẫn đến kết quả tiêu cực về môi trường và xã hội.

Một báo cáo gần đây do Viện Giải pháp Bền vững thuộc Đại học Portland (Mỹ) phối hợp với Đại học Mae Fah Luang (Thái Lan) thực hiện theo ủy thác của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) còn đưa ra kết quả âm về lợi ích kinh tế.

Trên cơ sở phương pháp của MRC, nhóm nghiên cứu sử dụng những giả thiết và ước tính khác vào mô hình tính toán nhằm phân tích một cách cặn kẽ và chính xác hơn các kịch bản phát triển.

Với kịch bản phát triển tối đa, kết quả lợi ích kinh tế thay đổi từ tổng giá trị hiện tại thuần (net present value-NPV) là dương 33 tỷ USD xuống âm 274 tỷ USD. Trong tất cả kịch bản, Lào luôn có NPV dương, các quốc gia khác trong lưu vực (Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Myanmar) nhận giá trị âm.

Ngay cả Thái Lan, nước được cho sẽ mua điện từ các dự án thủy điện trên dòng chính Mekong và có cơ hội cải thiện điều kiện lưu thông cho tàu thuyền…, cũng phải đối mặt rủi ro kinh tế về sinh kế của cộng đồng ven sông do tổn thất về nghề cá và thiệt hại về đất nông nghiệp.

Đó là còn chưa kể tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến an ninh con người (gồm các thành tố an ninh kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, cá nhân, cộng đồng, chính trị), theo lời ông Timothy Hamlin đến từ Trung tâm Stimson (Mỹ).

Ông Hamlin cảnh báo: Mất an ninh con người có thể không gây ra xung đột vũ trang nhưng dẫn đến những kịch bản mà mọi chính phủ đều phải tìm cách ngăn chặn, giải quyết. Quan điểm này được PGS-TS Lê Văn Cương đến từ Viện Chiến lược và Khoa học (Bộ Công an) chia sẻ.

Theo Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thủy điện dòng chính Mekong (ICEM2010), thủy điện dòng chính ít có ý nghĩa quan trọng đối với ngành năng lượng của Thái Lan và Việt Nam. Những dự án này chỉ có tác động nhỏ đến giá điện (thấp hơn 1,5%) và ảnh hưởng hạn chế đến các chiến lược cung cấp năng lượng so với quy mô ngành năng lượng hai nước này.

96% nhu cầu điện dự báo đến năm 2025 là từ Thái Lan và Việt Nam và hai nước này có khả năng cần mua đến gần 90% lượng điện sản xuất ra từ các dự án trên dòng chính. Nếu Thái Lan và Việt Nam quyết định không mua lượng điện sản xuất từ dòng chính, thì các dự án này (tất cả đều được thiết kế để xuất khẩu) sẽ có khả năng không thể triển khai.

Cho đến cuối thế kỷ 20, Mekong vẫn là một trong số ít những con sông lớn chưa bị ngăn đập trên phần lớn dòng chảy. Cuối những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu lên kế hoạch xây ít nhất 7 đập thủy điện trên thượng nguồn Mekong và đến nay đã hoàn thành và đưa vào vận hành 4 đập.

Cùng thời gian này, Lào và Campuchia bắt đầu lập kế hoạch xây dựng 12 đập trên dòng chính. Các dòng nhánh của sông Mekong cũng đã và đang được khai thác cho thủy điện. Dự tính đến năm 2015 sẽ có 36 đập ở các dòng nhánh được đưa vào vận hành và tới năm 2030 sẽ còn có thêm 30 đập thủy điện nữa được triển khai trên các dòng nhánh.

(Nguồn: tài liệu “Thủy điện Mekong: ai được, ai mất?” – PanNature)

Theo Tiền Phong


Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia