Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Trong khi việc đảm bảo an ninh nguồn nước trên lưu vực sông Mê Kông đang là câu chuyện đau đầu của các quốc gia hạ lưu trong đó có Việt Nam thì hàng loạt các đập thủy điện ngày càng đe dọa vượt tầm kiểm soát và thực sự đe dọa an ninh nguồn nước cũng như các vấn đề môi trường, lương thực…

“Sông quê choa, choa cứ dùng”

Câu chuyện về việc chia sẻ tài nguyên nước từ các sông lớn như sông Hồng, sông Mê Kông đã thành một tiền lệ quen thuộc với tư tưởng “sông quê choa, choa muốn làm gì thì làm. Không có nghĩa vụ phải chia sẻ hay hợp tác gì”.

ThS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Trưởng Khoa kiêm Giám đốc Trung tâm Khu vực và Chính sách đối ngoại, Viện Nghiên cứu Chiến lược đã chia sẻ câu chuyện sau nhiều cuộc họp mà ông tham dự khi có các quốc gia bàn về chuyện chia sẻ tài nguyên nước.

Sông Mê Kông chảy qua tỉnh Xayaburi của Lào. Ảnh: PanNature.
Sông Mê Kông chảy qua tỉnh Xayaburi của Lào. Ảnh: PanNature.

Theo ông Sơn, việc các nước cứ mạnh ai nấy làm để hưởng quyền lợi cao nhất từ các con sông chung, nhưng lại không có một tổ chức nào có thể đứng ra can thiệp đang là vấn đề phức tạp. Với sông Mê Kông, hiện có Ủy hội là công cụ rõ nhất và cụ thể nhất để đảm bảo an ninh nguồn nước trong khu vực. Thế nhưng vấn đề là năng lực thể chế của Ủy hội có hạn, chỉ có thể tư vấn; thêm nữa các thành viên tham gia cũng chỉ ở hạ nguồn là trung nguồn, còn đầu nguồn như Trung Quốc thì họ không tham gia. Ngay cả khi đã là thành viên của Ủy hội sông Mê Kông (MRC), nếu thấy chạm sâu vào quyền lợi họ cũng sẵn sàng xin rút khỏi.

Bà Đỗ Hồng Phấn, cố vấn Trưởng mạng lưới vì nước Việt Nam cũng chia sẻ thực tế này. Bà Phấn nêu ví vụ về đập thủy điện Xayabury khi quốc gia Lào thể hiện quan điểm “các vị cứ phản đối Xayabury thì tôi cũng xin rút khỏi MRC, vậy phàm là người thượng lưu thì người ta phản đối hợp tác. Nên Trung Quốc không tham gia là chuyện hiển nhiên, giả thiết nếu chúng ta là người thượng lưu, thì chúng ta có thích chơi với MRC hay không?”, bà Phấn nói.

Hiện Việt Nam nằm hạ lưu của 5 lưu vực sông lớn gồm: sông Mê Kông, sông Hồng, sông Đồng Nai, sông Mã và sông Lam… và là nước đã tham gia MRC. Tuy nhiên việc tổ chức này không có quyền lực và trên thế giới cũng không có tổ chức lưu vực nào có quyền lực nên vẫn là câu chuyện phải bàn tới là hợp tác và tìm cơ sở khoa học.

Ông Nguyễn Hồng Toàn, cựu chủ tịch ủy ban Liên hợp ủy hội sông Mekong (MRC) kiêm tổng thư ký ủy ban sông Mê Kông Việt Nam giai đoạn 2003 – 2004 cũng khẳng định: nếu MRC có quyền lực thì có thể nhiều nước sẽ không tham gia.

Vì lợi ích riêng, khó đồng thuận

Từng là người thị sát thực tế việc có hay không việc âm thầm xây dựng đập Xayabury (Lào), ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm con người và thiên nhiên đã thực sự lo lắng. Ông Dũng cho rằng, cần phải sử dụng vai trò của MRC để đưa câu chuyện của đánh đổi ở mức thấp nhất. An ninh nguồn nước nếu đặt đơn lẻ thì không thuyết phục.

Những nguy cơ cũng được các chuyên gia cảnh báo từ bài học sông Hồng. ông Nguyễn Ty Niên, nguyên Cục trưởng cục Đê điều phòng chống lụt bão nêu, hiện lưu vực sông Hồng đã đi đến hồi kết của các vấn đề mà Mê Kông đang lo lắng. Vì vậy không nên đặt vấn đề lợi ích riêng để rồi khó đạt được sự đồng thuận trong hợp tác.

Trên thượng nguồn sông Đà phía Trung Quốc các đập thủy điện ngăn dòng sông chính rất dày, cứ 10-30km có một đập. Đập gần biên giới Việt Nam nhất là Thổ Khả Hà chỉ cách 13km, nên rủi ro vỡ đập là rất lớn. Chưa kể, nước bạn không cung cấp cho ta quy trình vận hành liên hồ chứa, thậm chí các thông số kỹ thuật từng hồ nên gây khó khăn cho Việt Nam vận hành liên hồ chưa phù hợp với điều kiện thực tế lũ xảy ra, GS.TS Ngô Đình Tuấn chia sẻ về những hậu quả trên sông Hồng hiện nay với Việt Nam.

Theo ông Tuấn, hiện Việt Nam vẫn chưa có trạm Tài nguyên nước kiểm soát sát biên giới mà sông thượng nguồn chảy qua để định rõ số lượng và chất lượng nước, cũng như những thay đổi dòng sông do hoạt động của con người gây bất lợi cho Việt Nam một cách có cơ sở khoa học để chúng ta có phản ứng kịp thời.

Những vấn đề đặt ra với môi trường, sinh thái, biến đổi, quan hệ thượng hạ lưu… đã diễn ra trên sông Hồng sẽ là bài học để Mê Kông nhìn vào để tìm cách xử lý trong tương lai cho hài hòa, ông Niên nhấn mạnh.

Theo Báo Đất Việt

 

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia