Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Nhằm kết nối các Sáng kiến mới với các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và các học viên sau đại học, với sự hỗ trợ về tài chính của Cơ quan Hợp tác Phát triển của Chính phủ Na Uy (NORAD), Tổ chức Forest Trends (Hoa Kỳ) thông qua Trung tâm Tài nguyên Môi trường (CRES) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho một số học viên hiện đang tham gia chương trình đào tạo tại một số cơ sở đào tạo sau đại học và một số cán bộ địa phương hiện đang trực tiếp tham gia vào công tác quản lý tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Các hỗ trợ này ưu tiên cho các học viên/cán bộ thực hiện các nghiên cứu thực địa có liên quan đến REDD+, PES, FLEGT, FSC, đa dạng sinh học, và các nghiên cứu liên biên giới.

Với mục đích trang bị thêm các kiến thức về kỹ thuật cho các học viên/cán bộ được nhận hỗ trợ, ngày 28/5/2013, Tổ chức Forest Trends phối hợp với Trung tâm Tài nguyên Môi trường và Trung tâm Con người và Thiên nhiên tổ chức lớp tập huấn về phương pháp nghiên cứu trong quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào công cụ thị trường.

ft-cress-scholarship

Ts. Tô Xuân Phúc (Forest Trends) và Ts. Hoàng Văn Thắng (CRES) trao học bổng cho các cán bộ nghiên cứu.

Bối cảnh
Biến đổi khí hậu do trái đất nóng lên đang và sẽ tiếp tục gây ra những hậu quả tiêu cực không chỉ đối với môi trường mà cả về các mặt xã hội và chính trị cho nhiều quốc gia. Biến đổi khí hậu tác động tới nhiều bên liên quan khác nhau, trong số đó nhóm bị tác động nặng nề nhất là các nhóm dễ bị tổn thương hiện đang sinh sống tại các quốc gia đang phát triển. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trong tương lai, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của Việt Nam và tới hàng triệu người dân nghèo sống ở vùng ven biển và vùng núi.

Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc làm hạn chế sự nóng lên của trái đất thông qua cơ chế hấp thụ và lưu trữ các bon trong cây. Bảo vệ, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên rừng bền vững góp phần làm giảm phát thải hiệu ứng khí nhà kính, từ đó góp phần hạn chế các tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra đối với con người và thiên nhiên. Sáng kiến Giảm phát thải do Mất rừng và Suy thoái rừng, hay còn gọi là REDD+ được đưa ra trong những năm gần đây có mục đích phát triển các cơ chế thông qua đó các nước phát triển đồng ý trợ giúp về tài chính và kỹ thuật cho các nước đang phát triển nhằm bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng còn lại tại các quốc gia này. Việt Nam hiện đang tham gia sáng kiến REDD+, với nhiều hoạt động đang được thiết kế và thực hiện tại trung ương và địa phương.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng tại Việt Nam cũng như ở một số nước lân cận là khai thác gỗ bất hợp pháp. Gỗ khai thác bất hợp pháp không những trực tiếp làm tổn hại đến nguồn tài nguyên rừng, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, mà còn góp phần gia tăng tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra. Việt Nam là trung tâm sản xuất đồ gỗ gia dụng của thế giới, với kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ mỗi năm lên tới hàng tỉ đô la. Nguồn cung gỗ trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu vào của ngành chế biến. Điều này đòi hỏi ngành này hàng năm phải nhập khẩu một khối lượng gỗ rất lớn từ nước ngoài, trong đó bao gồm từ các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông.

Hiện nay, tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp vẫn diễn ra tại nhiều nơi. Gỗ khai thác bất hợp pháp tại các khu rừng tự nhiên của Việt Nam hoặc tại các nước lân cận nếu được đưa và chuỗi cung phục vụ xuất khẩu đặc biệt vào các thị trường nhạy cảm về môi trường như Châu Âu hoặc Bắc Mỹ không chỉ gây ra rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu do mất thị trường mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của ngành gỗ Việt Nam. Nhằm loại bỏ các sản phẩm gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp khỏi thị trường Châu Âu, Cộng đồng Châu Âu gần đây đã đưa ra Kế hoạch Hành động Tăng cường thực thi Luật lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT), với Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA) bao gồm các nội dung cơ bản như Định nghĩa gỗ hợp pháp, Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ, Cơ chế kiểm soát chuỗi cung được thương thảo giữa EU và các nước xuất khẩu sản phẩm gỗ vào Châu lục này. Khi Hiệp định được ký kết, các sản phẩm gỗ được xuất vào thị trường này, bao gồm cả những sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ Việt Nam sẽ được đảm bảo tính hợp pháp.

Hiện Chính phủ Việt Nam đang tham gia cả 2 Sáng kiến REDD+ và FLEGT. Một số hoạt động nằm trong khuôn khổ các Sáng kiến này không chỉ giới hạn trong phạm vi Việt Nam mà còn có tính chất liên kết vùng, với mục tiêu kết nối các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông để thực hiện bảo vệ và quản lý rừng và tài nguyên đa dạng sinh học bền vững trong tương lai.

Các sáng kiến REDD+, FLEGT và quản lý rừng bền vững (FSC) được hiểu là các công cụ thị trường được áp dụng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng theo hướng bền vững. Tuy nhiên đến nay, các khái niệm này và đặc biệt là cách vận hành các cơ chế này trong thực tế còn tương đối mới mẻ. Điều này không chỉ đúng đối với nhiều cán bộ quản lý tham gia vào công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng mà còn đối với nhiều cán bộ hiện đang giảng dạy tại các trường đại học cũng như các học viên hiện đang tham gia các chương trình đào tạo sau đại học về chuyên ngành quản lý tài nguyên và môi trường. Cập nhật thông tin và kiến thức về các Sáng kiến mới trong quản lý tài nguyên, bao gồm REDD+, FLEGT, FSC cho các bên liên quan như các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và các học viên chuyên ngành quản lý tài nguyên và môi trường tại các cơ sở đào tạo là hết sức cần thiết.

Nội dung chương trình tập huấn

Danh sách nghiên cứu viên nhận học bổng

Để biết thêm thông tin, xin liên hệ:

Ts.  Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends
ĐT: 0988 266 766, Email: pto@forest-trends.org

Hoặc chị Trần Hồng Phượng, Trung tâm Con người và Thiên nhiên
ĐT: 043 5564001, máy lẻ: 105, Email: phuongth@nature.org.vn

 

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia