Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Ngày 04/11/2013, Trung tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp với Trung tâm Henry L. Stimson đã tổ chức Tọa đàm  “Đi tìm giải pháp phát triển hài hòa và công bằng cho hạ lưu sông Mê Kông”.

Sau sự kiện dự án thủy điện Xayaburi được xây dựng cuối năm ngoái, việc Chính phủ Lào thông báo cho Ủy hội sông Mê Kông về kế hoạch xây dựng con đập thứ hai trên dòng chính sông Mê Kông được các đại biểu tham gia Tọa đàm đánh giá là một động thái rất đáng lo ngại, chứng tỏ chính phủ Lào đã bỏ qua các cảnh báo từ Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược của Ủy hội sông Mê Kông (MRC) và các nghiên cứu khác về tác động của đập dòng chính, cũng như sự phản đối từ phía hai nước hạ nguồn Campuchia và Việt Nam.

TS. Richard Cronin (Trung tâm nghiên cứu Hendrie L. Stimson) phát biểu tại cuộc tọa đàm
TS. Richard Cronin (Trung tâm Hendrie L. Stimson – Hoa Kỳ) phát biểu tại cuộc tọa đàm

Ở vị trí một nước cuối nguồn, trước tác động dự kiến là vô cùng nghiêm trọng đối với  an ninh lương thực, an ninh môi trường và sự ổn định kinh tế – xã hội – chính trị của Việt Nam trong tương lai, câu hỏi đặt ra là liệu có thể giảm thiểu những tác động môi trường và xã hội từ các con đập này thông qua việc ngăn chặn xây dựng các dự án đập? Đó cũng chính là câu hỏi mà Diễn đàn đã cố gắng đi tìm lời giải.

Một số ý kiến tại Tọa đàm cho rằng có thể cân nhắc đến giải pháp đền bù kinh tế để chính phủ Lào từ bỏ các kế hoạch xây đập. Tuy nhiên trong trường hợp này, việc hỗ trợ và chia sẻ trách nhiệm từ các thể chế tài chính như Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Thế giới, các đối tác phát triển và các nhà tài trợ khác là vô cùng quang trọng. Bên cạnh đó cũng có nhiều chia sẻ cho rằng các tác động từ việc phát triển thủy điện dòng chính là vô cùng nghiêm trọng đối với Việt Nam và có những tác động không thể bù đắp hoặc vãn hồi, vì vậy việc đưa ra giải pháp đền bù kinh tế là không phù hợp.

Tuy nhiên, thừa nhận rằng vai trò của MRC chưa đủ lớn để giải quyết vấn đề phát triển hài hòa lợi ích cho tất cả các nước trong lưu vực, các đại biểu tham gia Tọa đàm đều thống nhất rằng yếu tố quan trọng nhất để đạt được mục tiêu phát triển hài hòa và công bằng là ý chí chính trị và sự cam kết mạnh mẽ của chính phủ các nước trong khu vực về một tầm nhìn chung hướng đến sự phát triển bền vững và công bằng cho tất cả các quốc gia.

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia