Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Ngày 27.12, tại hội thảo bảo vệ môi trường trong hệ thống các khu công nghiệp ở Việt Nam, luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM – cho hay do hệ thống pháp luật bất cập gây ra khó khăn trong việc xử lý nghiêm việc vi phạm môi trường.

anhnoidung_moitruongKhu xử lý nước thải của một doanh nghiệp – Ảnh: Trung Hiếu

Cụ thể, theo ông Hậu, khoản 3 điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 không cho phép khởi kiện tập thể.

Trong đơn kiện, người đi kiện phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của cá nhân, đồng thời ở cuối đơn phải ký tên hoặc điểm chỉ. Sau đó người đi kiện mới có quyền ủy thác cho cá nhân khác tham gia tố tụng thay mình.

Quy định này sẽ gây ra khó khăn, tốn kém cho người đi kiện cũng như cả tòa án. Ví dụ như trong vụ Vedan, nếu toàn bộ 6.973 hộ nông dân bị thiệt hại đồng loạt khởi kiện đòi Vedan bồi thường thì sẽ có 6.973 đơn kiện và cũng từng đó vụ buộc tòa phải xem xét, giải quyết.

“Với việc xem xét từng đó hồ sơ, tòa phải mất nhiều năm, vi phạm thời hạn giải quyết mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định”, ông Hậu nói.

Theo ông Hậu, hay như mới đây người nông dân ở Thanh Hóa muốn khởi kiện Công ty Nicotex Thanh Thái. Trong quá trình tư vấn pháp lý, người dân muốn ủy quyền cho hội nông dân khởi kiện nhưng pháp luật không cho phép nên phải làm đơn khởi kiện riêng lẻ.

Do vậy, luật sư Hậu kiến nghị luật Bảo vệ môi trường nên sửa đổi theo hướng cho phép người dân bị thiệt hại do hành vi ô nhiễm môi trường gây ra được có quyền khởi kiện tập thể.

“Việc cho phép khởi kiện tập thể không những tạo điều kiện thuận lợi cho người bị thiệt hại bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn giảm áp lực cho tòa án trong việc giải quyết vụ án”, ông Hậu nói.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho hay trên thực tế ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp diễn ra khá phổ biến và hết sức nghiêm trọng ở nhiều nơi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và sinh kế của những người dân nghèo phụ thuộc trực tiếp vào các nguồn tài nguyên đât và nước.

Ngoài ra, mặc dù công cụ chính sách đánh giá tác động môi trường đã được ban hành nhằm sàng lọc những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm. Tuy nhiên, sau quá trình đánh giá tác động môi trường, một số dự án đầu tư trong khu công nghiệp có trình độ lạc hậu vẫn được chấp thuận đưa vào sản xuất gây ô nhiễm môi trường kéo dài và rất khó giải quyết.

Nguồn: Báo Thanh Niên

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia