Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Ngày 24/12/2013 Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức tọa đàm chính sách “Vai trò của các sáng kiến minh bạch trong công tác bảo vệ môi trường” với mục tiêu nhằm đánh giá và thảo luận về việc lồng ghép các sáng kiến minh bạch trong công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn Luật Bảo vệ Môi trường 2005 đang được nghiên cứu sửa đổi và Chính phủ đang xem xét khả năng tham gia Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai thác (EITI).

img_2995Trong hai thập kỷ qua, ngành công nghiệp khai thác của Việt Nam đã tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Đặc biệt, do sự phân cấp cho chính quyền địa phương từ năm 2005, số lượng giấy phép khai thác khoáng sản đã gia tăng nhanh chóng. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ trong vòng 3 năm từ 2005 – 2008, số lượng giấy phép do địa phương cấp đã lên tới con số 3.495. Tuy có những đóng góp tích cực về mặt kinh tế, ngành công nghiệp khai khoáng của Việt Nam cũng để lại nhiều hệ lụy về môi trường và xã hội.

Khai khoáng là một trong những loại hình công nghiệp gây nhiều tác động nhất đối với môi trường và xã hội. Đặc thù của công nghiệp khai thác khoáng sản là không thể lựa chọn vị trí dự án. Do đó, một số dự án khai thác phải triển khai trong khu bảo tồn, rừng phòng hộ hay tại những khu vực có tính chất địa lý nhạy cảm. Ngoài ra, hoạt động khai thác còn chiếm dụng một diện tích rất lớn để phục vụ cho các bãi thải và nhiều hạng mục khác. Do đó, khai khoáng thường gây tác động môi trường ở phạm vi rộng và có thể kéo dài sau khi kết thúc khai thác. Cũng do các đặc thù trên, các dự án khai khoáng phải trải qua quá trình tham vấn, đồng thuận và được quản lý chặt chẽ bởi hệ thống chính sách riêng biệt tại nhiều quốc gia phát triển.

Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống chính sách tương đối hoàn chỉnh để phục vụ công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc xâm phạm môi trường trong khai thác khoáng sản vẫn đang là một vấn đề nóng khiến nhân dân bức xúc. Ngoài ra, cộng đồng địa phương có rất ít cơ hội tiếp cận thông tin liên quan đến các dự án khai thác mỏ dù họ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong các vụ xâm phạm môi trường. Thực trạng trên đặt những câu hỏi lớn về tính hiệu quả của công cụ quản lý hiện tại và nguồn gốc của vụ việc vi phạm môi trường trong khai thác mỏ. Trong thời gian qua, các lỗ hổng chính sách và sự yếu kém trong công tác thanh tra đã được đặt ra trong nhiều diễn đàn như những nguyên nhân chính của xâm hại môi trường. Tuy nhiên, một trong những vấn đề quan trọng chưa được thảo luận nhiều trong các diễn đàn chính sách là sự minh bạch công tác bảo vệ môi trường và quản trị tài nguyên.

Tọa đàm ” Vai trò của sáng kiến minh bạch trong công tác bảo vệ môi trường” nhằm tạo diễn đàm mở để đại diện các tổ chức xã hội, các cơ quan nghiên cứu và các chuyên gia độc lập cùng thảo luận về các bấp cập trong công tác BVMT trong công nghiệp khai khoáng, hướng tới việc đóng góp cho quá trình sửa đổi Luật BVMT 2005.

Nguồn: Tạp chí Kinh tế Môi trường

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia