Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Ô nhiễm môi trường là vấn đề được người dân rất quan tâm và quan trọng hơn là làm sao để mọi người cùng chính quyền các cấp, ngành chức năng chung tay giải quyết.

Cần minh bạch thông tin

Từ phản ánh của người dân sống xung quanh các khu công nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp gây ô nhiễm nhưng không xử lý dẫn đến ô nhiễm kéo dài nhiều năm. Kết quả là quá trình xử lý kiến nghị đòi bồi thường quá dài gây bức xúc trong cộng đồng dân cư.

Tại Đà Nẵng, theo khảo sát, Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng bắt đầu xuất hiện ô nhiễm từ năm 2010. Trong thời gian từ năm 2010-2012, do sống trong vùng ô nhiễm nên người dân cũng đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị lên các cấp chính quyền đề nghị giải quyết; thậm chí, đã không ít lần xảy ra các va chạm giữa người dân và công nhân tại Trạm Xử lý nước thải. Giữa năm 2012, theo đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng, Công ty Thoát nước và xử lý nước thải (trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng) thay thế Công ty TNHH Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc Việt vận hành Trạm xử lý nước thải.

Từ đó đến nay, cùng với việc thành lập “Tổ môi trường” thường trực tại địa bàn, xử lý nhanh các tình huống sự cố phát sinh bằng phương pháp phun hóa phẩm khử mùi, vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng đã giảm dần. Về lâu dài, chính quyền thành phố triển khai xây dựng Trạm xử lý nước thải mới để thay cho Trạm xử lý nước thải cũ này.

Công nhân phun chế phẩm khử mùi tại Trạm XLNT Thọ Quang - Ảnh: Thanh Tình
Công nhân phun chế phẩm khử mùi tại Trạm xử lý nước thải Thọ Quang – Ảnh: Thanh Tình

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp (thuộc Bộ Công thương), cho rằng: “Tại các vùng xảy ra ô nhiễm thường được người dân phát hiện bằng cảm nhận trực quan và phản ánh lên chính quyền địa phương để giải quyết. Rất nhiều nơi người dân bức xúc vì chính quyền không rõ ràng trong việc giải quyết kiến nghị, tranh chấp. Vì vậy, đề nghị chính quyền các cấp cần xem sự phản ánh của người dân như một kênh thông tin những vấn đề về môi trường để có cơ chế tiếp nhận, xử lý và phản hồi trên cơ sở minh bạch hóa tất cả thông tin”.

Sự chung tay của các bên liên quan

PGS,TS. Trần Cát, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Đà Nẵng cho rằng: “Khi tiến hành các hoạt động phát triển, con người đã tác động mạnh mẽ vào thiên nhiên, can thiệp trực tiếp và gây ra những biến đổi rất nghiêm trọng như làm cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường… Tuy vậy quy luật sự sống không cho phép chúng ta ngừng phát triển. Vì vậy, con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và môi trường là chấp nhận sự phát triển nhưng phải biết phát triển một cách khôn ngoan, tức là không gây ra những tác hại về môi trường, đó chính là phát triển bền vững. Đồng thời, các bên liên quan cần vào cuộc để giải quyết cũng như giảm thiểu các tác động đối với môi trường”.

“Có thể nói, công khai thông tin và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quá trình giám sát môi trường là rất cần thiết nhằm đạt được sự đồng thuận trước, trong và sau khi triển khai các dự án phát triển, đồng thời cũng là một giải pháp để hạn chế những tranh chấp, xung đột môi trường do mâu thuẫn lợi ích đang có xu hướng gia tăng trong bối cảnh hiện nay”, ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) nhấn mạnh.

Song song với những vấn đề trên, trong các dự án phát triển, chủ dự án cũng phải vạch ra được các hành động thực hiện bảo vệ môi trường. Các cơ quan chức năng cần dựa trên những đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đó để đưa ra những quyết định đúng đắn và toàn diện. Có vậy mới góp phần bảo vệ môi trường và giúp dự án đó phát triển bền vững trong quá trình triển khai thực hiện.

Lấy dẫn chứng từ tình hình ô nhiễm ở Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, sau một thời gian trì trệ kéo dài, đến nay, qua việc làm rõ trách nhiệm của từng bên liên quan, chính quyền thành phố đã chỉ đạo các ngành và địa phương phối hợp giải quyết bức xúc của nhân dân, từng bước xử lý những tồn tại về môi trường. Cụ thể như, các ý kiến của người dân được chính quyền các cấp tiếp nhận và xử lý; các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp mạnh dạn đầu tư hệ thống xử lý nước thải của riêng mình; UBND thành phố thành lập Tổ công tác liên ngành nhằm thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm, thường xuyên kiểm tra, xử lý dứt điểm các trường hợp xả lén nước thải gây ô nhiễm môi trường…

Nguồn: Báo Đà Nẵng điện tử

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia