Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Giải pháp về tài chính, trong đó có chính sách tín dụng xanh được xem là có hiệu quả lớn trong việc khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh sạch, an toàn hơn. Từ đó, góp phần xanh hóa những mảng nâu hướng tới phát triển bền vững kinh tế.

Cơ hội đổi mới công nghệ

Hiện, các kênh về tín dụng xanh chủ yếu được tiếp cận qua Quỹ ủy thác tín dụng xanh do Chính phủ Thụy Sỹ (SECO) thành lập tại Việt Nam nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư các công nghệ sản xuất có hiệu suất cao và thân thiện với môi trường. Quỹ được vận hành có sự phối hợp của cơ quan tài trợ SECO, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam và các ngân hàng ACB, Techcombank và VIB. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ được bảo lãnh tín dụng (50%) và hoàn trả một phần (tới 25%) vốn vay ngân hàng để đầu tư cho công nghệ thân thiện với môi trường tùy theo tác động cải thiện môi trường của công nghệ đó.

Nếu các dự án đổi mới thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp đạt được các tiêu chí về giảm thiểu tác động đến môi trường doanh nghiệp sẽ nhận được hỗ trợ tài chính từ quỹ theo 2 hình thức là bảo lãnh tối đa 50% tổng giá trị khoản vay và thưởng từ 15 – 25% tổng giá trị khoản vay.

Thời gian xem xét cho một dự án là 75 ngày, triển khai đầu tư trong 3 – 6 tháng. Đối tượng, ngành nghề được hỗ trợ là các DN sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại muốn thay đổi phương thức sản xuất, đầu tư thiết bị mang lại hiệu quả môi trường. Những loại hình công nghiệp tiềm năng là sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, chế biến thực phẩm, sản xuất thép, luyện kim, da và sản xuất hóa chất…

Hiện có trên 60 doanh nghiệp tại Việt Nam gửi hồ sơ tham gia chương trình hỗ trợ của GCTF, trong đó 40 hồ sơ đã đạt đủ các điều kiện sàng lọc ban đầu, 30 dự án đã được phê duyệt kỹ thuật và 12 dự án đã được ngân hàng giải ngân cho vay.

Nhiều doanh nghiệp quan tâm tới Qũy Ủy thác tín dụng xanh GCTF (Ảnh: Báo Tài Nguyên và Môi trường)
Nhiều doanh nghiệp quan tâm tới Qũy Ủy thác tín dụng xanh GCTF (Ảnh: Báo Tài Nguyên và Môi trường)

Thiếu thông tin về tín dụng xanh

Tín dụng xanh chỉ những khoản tín dụng mà ngân hàng cấp phát cho các dự án sản xuất kinh doanh không gây rủi ro hoặc nhằm mục đích bảo vệ môi trường – xã hội. Những lợi ích về tín dụng xanh đối với công tác bảo vệ môi trường là rất lớn, tuy vậy, tại Việt Nam hoạt động này còn mới mẻ, thậm chí giải pháp về tài chính xanh còn ít, chưa có giải pháp ngân hàng xanh trong chiến lược tăng trưởng xanh. Các ngân hàng thương mại truyền thống chưa sẵn sàng cung ứng sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh.

Theo kết quả khảo sát của Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành khảo sát thực tiễn về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trên 54 tổ chức tín dụng có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Khảo sát của IFC tập trung vào các vấn đề chính như: Nhận thức, hiểu biết của các tổ chức tín dụng về vấn đề môi trường xã hội; việc xây dựng chính sách và quy trình quản lý rủi ro môi trường xã hội; so sánh hoạt động quản lý rủi ro môi trường xã hội ở Việt Nam với các thông lệ quốc tế…

Kết quả chỉ ra rằng, 89% số ngân hàng tham gia khảo sát không biết đến bất kỳ tài liệu hướng dẫn hay tiêu chí nào về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong ngành tài chính. 93% các ngân hàng cũng cho rằng cần phải có hướng dẫn về vấn đề này.

Cần hành lang pháp lý

Pháp luật hiện hành chưa có một quy định hay hướng dẫn nào đối với việc các ngân hàng phải cân nhắc đến những rủi ro về môi trường và an sinh xã hội trước khi cấp tín dụng. Văn bản pháp lý cao nhất quy định về các hoạt động bảo đảm an toàn môi trường là Luật Bảo vệ môi trường với nguyên tắc xuyên suốt là “Bảo vệ môi trường gắn hài hòa với phát triển kinh tế” và “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”.

Tuy nhiên, Luật BVMT cũng chỉ tập trung làm rõ trách nhiệm của khối doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các ngành nghề quan trọng (Điều 35 – 49), ngoài ra không nhắc đến trách nhiệm của ngành tài chính, ngân hàng. Các chế tài về xử lý ô nhiễm quy định trong Luật BVMT cũng như trong Bộ luật Hình sự – phần quy định về tội phạm môi trường cũng chỉ áp dụng với các tổ chức, cá nhân trực tiếp gây ô nhiễm.

Chính điều này đã dẫn đến việc các cán bộ tín dụng ngân hàng hầu như không chú trọng tới việc đánh giá các rủi ro về môi trường, xã hội khi thẩm định tín dụng. Theo nghiên cứu Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) thực hiện trên 19 ngân hàng thương mại Việt Nam lớn nhất hiện nay, hầu hết các cán bộ tín dụng chỉ kiểm tra trong hồ sơ xin vay vốn xem có bản đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hay chưa, một số sẽ kiểm tra công nghệ xả thải và kế hoạch di dân (nếu có) của công trình/dự án, nhưng hầu hết đều dựa vào kinh nghiệm của người thẩm định chứ không có những quy định cụ thể của ngân hàng về vấn đề này.

Các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng hoàn toàn có thể góp phần hạn chế những rủi ro về mặt môi trường, xã hội, thông qua việc không cho vay vốn đối với những dự án gây ô nhiễm hoặc có tác động xấu tới môi trường và cuộc sống của người dân. Mặt khác, việc kiểm soát chặt ngay từ khâu thẩm định tín dụng còn khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh sạch và an toàn hơn.

Nguồn: Báo Tài nguyên và Môi trường

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia