Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Thủy điện dòng chính sông Mê Kông là mối đe dọa xuyên biên giới to lớn đến An ninh lương thực và người dân trong khu vực

Nhân Hội nghị lần thứ 20 của Hội đồng Ủy ban sông Mê Kông diễn ra vào ngày 26/6 vừa qua tại Bangkok, Thái Lan, Tổ chức Liên minh Cứu sông Mê Kông (StM) đã gửi thư kêu gọi Thủ tướng các nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam nhanh chóng ngồi lại và cùng nhau giải quyết mối nguy cơ tiểm ẩn từ mười một thủy điện bậc thang trên dòng chính sông Mê Kông đang đe dọa an ninh lương thực và người dân khu vực.

Liên minh Cứu sông Mê Kông cho rằng các nhà lãnh đạo trong khu vực cần loại bỏ các dự án thủy điện đã quy hoạch, trong đó có thủy điện Xayaburi và Don Sahong; đảm bảo các quyết định tương lai về dòng sông được chia sẻ dựa trên kiến thức khoa học, đánh giá tác động xuyên biên giới, tôn trọng các quyền của tất cả quốc gia và người dân ven sông thông qua một quá trình ra quyết định minh bạch và có sự tham gia.

Mekong River (Photo: PanNature)
Mekong River (Photo: PanNature)

Sông Mê Kông là ngư trường nước ngọt nội địa lớn nhất thế giới và là nguồn lương thực của hơn 60 triệu người sinh sống trong lưu vực. Sự đa dạng sinh học các loài thủy hải sản tại đây đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau sông Amazon. Sự liền mạch và chu kỳ lên xuống của dòng chảy giúp duy trì hệ sinh thái phong phú, sản lượng thủy sản và cân bằng trầm tích. Điều này cần thiết cho việc sản xuất bền vững các loại cây lương thực trong vùng bồi tụ màu mỡ của sông. Đánh giá môi trường chiến lược của Ủy ban sông Mê Kông năm 2010 đã cảnh báo về mối đe dọa nghiêm trọng đến môi trường, xã hội và văn hóa từ thủy điện, những khó khăn trong việc giảm thiểu tác hại đối với ngành thủy sản, và việc thiếu đi các hiểu biết cần thiết đã làm cản trở quá trình được thông tin và ra quyết định. Các nghiên cứu sau đó đã nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện quy hoạch ngành năng lượng và việc sử dụng các nguồn năng lượng bền vững để đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực.

Theo Liên minh Cứu sông Mê Kông, trước tình hình sông Mê Kông đang bị đe doạ nghiêm trọng, Ủy hội sông Mê Kông (MRC) và các nước thành viên mặc dù hoàn toàn nhận biết nhưng thay vì phải hành động ngay lập tức để giải quyết các mối đe dọa từ thủy điên dòng chính thì MRC lại thất bại trong việc đảm bảo quá trình ra quyết định đồng thuận trong khu vực đối với các dự án.

Từ năm 2010 đến nay, các  thảo luận trong khu vực vẫn xoay quanh vấn đề liệu có nên xây dựng thủy điện dòng chính đã cho thấy sự bất cập trong quá trình quản lý dòng sông, việc cân nhắc giữa lợi ích và thiệt hại giữa các quốc gia thượng lưu và hạ lưu.

Mặc cho các yêu cầu tiếp tục nghiên cứu và tư vấn từ chính phủ Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, cũng như việc Campuchia và Việt Nam kêu gọi trì hoãn ra quyết định xây dựng trong 10 năm thì các đập Xayaburi và Don Sahong vẫn đang được tiến hành ở Lào. Việc MRC thất bại trong vai trò đảm bảo sự hợp tác giữa bốn chính phủ theo các điều khoản của Hiệp định Mê Công năm 1995, có nguy cơ leo thang thành một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn khi tác động xuyên biên giới của thủy điện ngày càng rõ ràng.

Trong sáu năm qua, người dân đã công khai phản đối rộng rãi các dự án đập dòng chính sông Mê Kông ở quy mô quốc gia, khu vực và quốc tế thông qua các đơn thư kiến nghị liên tục gửi đến các chính quyền trong khu vực và đến MRC.

Trong thư, Liên minh Cứu sông Mê Kông lên tiếng phản mười một thủy điện bậc thang trên dòng chính sông. Vì các thủy điện này sẽ gây nên các tác động xuyên biên giới và không thể phục hồi trên một dòng sông đem lại sinh kế cho hàng triệu và liên quan đến sự tồn vong của họ.

Bức thư nhấn mạnh các chính phủ cần ngưng các quyết định xây dựng, công tác thi công thủy điện và thực hiện đầy đủ các nghiên cứu cần thiết, đánh giá tác động đầy đủ trong khu vực. Các nhà lãnh đạo trong khu vực phải chịu trách nhiệm từ mối đe dọa nghiêm trọng do các đập trên dòng chính sông Mê Kông. Vì vậy, chính phủ và các nhà lãnh đạo nên cùng nhau chia sẻ trách nhiệm giải trình thông qua việc khẩn trương đối thoại và hành động.

Đồng thời, Liên minh cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo khu vực ưu tiên thảo luận về thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông trong cuộc họp của Hội đồng này và yêu cầu Chính phủ Lào ngay lập tức ngừng việc thi công thủy điện Xayaburi và Don Sahong. Lào phải tôn trọng quyền của các nước láng giềng ven sông, tất cả các dân tộc phụ thuộc vào dòng sông và tài nguyên sông để tiến hành tham vấn trực tiếp người dân, những quyền mà họ được hưởng theo luật pháp quốc tế.

Nội dung bức thư bằng các ngôn ngữ khác nhau: Việt Nam, Anh, Lào, Thái, Khmer.

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia