Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Trong chuyến điều tra hiện trạng rừng vào cuối tháng 6 vừa qua, đoàn công tác của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã ghi nhận sự tồn tại của loài Sa mu dầu (Cunninghamia konishii Hayata) hay còn gọi là Ngọc Am – một loài cây lá kim loài cây quý hiếm, trên dãy núi Pha Luông, thuộc Khu BTTN Xuân Nha (Sơn La).

Cây Sa mu dầu trên núi Pha Luông (Ảnh: PanNature)
Cây Sa mu dầu trên núi Pha Luông (Ảnh: PanNature)

Cây Sa mu dầu được tìm thấy có đường kính ngang ngực 40 – 45 cm, chiều cao vút ngọn từ 35 – 40 m, đường kính tán từ 6 – 7 m. Cây hoàn toàn khỏe mạnh và sinh trưởng tốt. Cây mọc ở khu vực có độ cao khoảng 1.450m trên đá mẹ sa phiến thạch.

Quanh cây Sa mu dầu còn sống (tiếng địa phương gọi là cây Lung linh) là những gốc Sa mu dầu đã chết tự nhiên với đường kính lớn 2 – 3m. Những gốc cây này được người dân tận dụng khai thác làm nhà, làm quan tài.

Theo lời người dẫn đường, trước đây cây Sa mu dầu có nhiều ở khu vực này, nhưng sau bị “đổ”- do người dân hạ hoặc chết già tự nhiên.

Gốc Sa mu dầu đã bị đổ (Ảnh: PanNature)
Gốc Sa mu dầu đã bị đổ (Ảnh: PanNature)

Sa mu dầu thường mọc xen với các loài lá rộng (các loài cây họ Re, họ Dẻ) và cây lá kim khác (Pơ mu, Thông nàng).

Ở Việt Nam, Sa mu dầu phân bố ở một số vùng núi đất ở Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Giang. Đây là lần đầu tiên loài này được ghi nhận có mặt tại Sơn La.

Do kích thước các quần thể còn lại nhỏ, phân bố hạn chế và nạn phát nương làm rẫy, loài cây quý này đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng. Hiện Sa mu dầu được xếp vào danh sách loài Nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ của IUCN và nhóm IIA trong Danh mục các loài động thực vật nguy cấp, quí hiếm cần được bảo vệ của Việt Nam.

Cành lá Sa mu dầu (Ảnh: PanNature)
Cành lá Sa mu dầu (Ảnh: PanNature)

Sau phát hiện loài Thông xuân nha (Pinus af. armandii) việc ghi nhận loài Sa mu dầu ở Khu BTTN Xuân Nha một lần nữa cho thấy núi Pha Luông là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, rất phong phú các loài thực vật lớp Thông quý hiếm, rất cần sự quan tâm tiếp tục nghiên cứu và bảo tồn.

Núi Pha Luông có đỉnh cao 1.850 m nằm ở khu vực biên giới Việt Lào, cách Mộc Châu khoảng 70km, thuộc địa bàn các xã Tân Xuân và Chiềng Xuân của huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Với địa hình núi non hiểm trở, dãy Pha Luông là nơi có những cánh rừng rậm nguyên sinh, thường xanh ít bị tác động của con người. Nơi đây còn ẩn chứa rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm chưa được khám phá.

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia