Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Ngày 26/08/2014, tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức Hội thảo tham vấn “Thể chế hóa vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam” nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực và hiệu quả của các tổ chức xã hội và cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua việc đẩy mạnh thể chế hóa các quy định pháp luật.

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) 2014 đã được Quốc hội thông qua và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Luật BVMT 2014 được kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá trong việc nâng cao vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong công tác quản lý, giám sát và bảo vệ môi trường.

Theo đó, Luật BVMT 2014 đã quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường tại chương XV. Cụ thể hơn, những chủ thể trên có thể được tham vấn ý kiến trong quá trình xây dựng các Quy hoạch môi trường, Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và một số nội dung khác. Quy định trên đã tạo những cơ chế chính sách ban đầu cho các tổ chức xã hội và cộng đồng tham gia phản biện và giám sát trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nội dung này cũng đặc biệt quan trong bối cảnh cộng đồng tại nhiều địa phương đang phải gánh chịu tác động tiêu cực do suy thoái môi trường, vốn là hệ lụy của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và phụ thuộc tài nguyên trong những thập kỷ qua.

Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: PanNature)
Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: PanNature)

“Để Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi thực sự đi vào cuộc sống và tạo ra những thay đổi tích cực cho chất lượng môi trường và công tác bảo vệ môi trường, vai trò của các tổ chức xã hội và cộng đồng cần được ghi nhận một cách cụ thể, rõ ràng hơn ở các văn bản hướng dẫn dưới luật. Cần có những cơ chế để cộng đồng và các tổ chức xã hội tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến trong quá trình ra quyết định, đặc biệt là trong quy trình đánh giá tác động môi trường, nhằm ngăn ngừa những tác động tiềm tàng từ các dự án và hoạt động phát triển, giảm nguy cơ xung đột môi trường về lâu dài.” – ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc PanNature nhận xét.

Tại hội thảo, các bên cùng thảo luận về việc tăng cường thể chế hóa vai trò của các tổ chức xã hội và cộng đồng; chia sẻ những kinh nghiệm thực tế về sự tham gia của cộng đồng, báo chí và các tổ chức xã hội vào quá trình giám sát và điều tra môi trường. Tham dự hội thảo có nhiều bên liên quan, bao gồm các đại diện cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các viện nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ, báo chí và đại diện cộng đồng địa phương.

Hội thảo được tổ chức với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Anh tại Hà Nội và Quỹ Châu Á (TAF). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hỗ trợ gắn kết báo chí điều tra, giám sát môi trường và tham gia đóng góp ý kiến và giải pháp nhằm thể chế hóa những quy định khung trong Luật BVMT 2014.

Tài liệu hội thảo:

Chương trình hội thảo

Tổng quan về quy định của Luật BVMT 2014 về quyền và trách nhiệm của tổ chức xã hội và cộng đồng trong công tác BVMT ở Việt Nam

TS.Dương Thanh An, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Môi trường

Tham gia của tổ chức xã hội trong hỗ trợ xử lý tranh chấp môi trường: Trường hợp làng Thạch Sơn, Phú Thọ

Ths Luật. Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp luật và Chính sách phát triển

Báo chí và vấn đề tiếp cận thông tin môi trường

Nhà báo Nguyễn Xuân Hùng, Báo Lao Động

Sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thi hành Luật bảo vệ Môi trường

LS. Nguyễn Hữu Danh, Thành viên Hội đồng tư vấn Dân chủ & Pháp luật Ủy ban Trung ương Mặt trậnTổ quốc Việt Nam

Vai trò mới của chuyên gia/tư vấn môi trường đối với dự án phát triển

TS.Trần Phương Đông, Tư vấn Môi trường

Hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

TS. Phạm Văn Tân, Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam

Cộng đồng, tổ chức xã hội với tham vấn và phản biện các vấn đề môi trường: Bài học từ dự án Thủy điện Trung Sơn tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Đức Tùng, Phó Viện trưởng Viện Môi trường và Phát triển bền vững

Một số nhận xét về quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2005 về quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức xã hội nghề nghiệp về tài nguyên môi trường

GSTS Lê Thạc Cán, Viện trưởng Viện Môi trường và Phát triển bền vững

Bài học kinh nghiệm về sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phản biện 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A lưu vực sông Đồng Nai

TS. Vũ Ngọc Long, Viện Sinh thái học Miền Nam

Yêu cầu cải tổ quy định pháp luật và chính sách giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam

TS.Nguyễn Văn Phương, Đại học Luật Hà Nội

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia