Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Ngày 26/8 tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), thông qua sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Châu Á (TAF) và Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh đã tổ chức hội thảo tham vấn “Thể chế hóa vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong quản lý bảo vệ môi trường ở Việt Nam”.

Hội thảo tham vấn "Thể chế hóa vai trò của cộng đồng và tổ chức xã hội trong quản lý bảo vệ môi trường ở Việt Nam" được tổ  chức ngày 26/8, tại Hà Nội (Ảnh: PanNature)
Hội thảo tham vấn “Thể chế hóa vai trò của cộng đồng và tổ chức
xã hội trong quản lý bảo vệ môi trường ở Việt Nam” được tổ
chức ngày 26/8, tại Hà Nội (Ảnh: PanNature)

Theo Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (BVMT) sửa đổi đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014 tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Luật BVMT 2014 được kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá trong việc nâng cao vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong công tác quản lý, giám sát và bảo vệ môi trường.

Giáo sư Tiến sĩ Lê Thạc Cán, Viện Môi trường và Phát triển bền vững cho biết, những năm gần đây, một số tỉnh vùng trung du và miền núi đã đề xuất và thực hiện các quy hoạch mạng lưới với khá nhiều hồ chứa nước vừa và nhỏ. Tuy nhiên, theo quy luật thủy lực và thủy văn, các hồ này chỉ có tuổi thọ nhiều nhất là 20 năm, sau đó sẽ trở thành “hồ chết”. Nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp về thủy văn, thủy lực đã tham vấn diễn biến tình hình này với một số tỉnh nhưng đều không có kết quả khả quan.

Để phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức xã hội và cộng đồng, cần có những cơ chế để cộng đồng và các tổ chức xã hội tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến trong quá trình ra quyết định, đặc biệt là trong quy trình đánh giá tác động môi trường, nhằm ngăn ngừa những tác động tiềm tàng từ các dự án và hoạt động phát triển, giảm nguy cơ xung đột môi trường về lâu dài.

Tại hội thảo, đa số các đại biểu cho rằng, để Luật BVMT năm 2014 thực sự đi vào cuộc sống và tạo ra những thay đổi tích cực cho chất lượng môi trường và công tác bảo vệ môi trường, vai trò của tổ chức xã hội và cộng đồng cần được ghi nhận một cách cụ thể, rõ ràng hơn ở các văn bản hướng dẫn dưới luật.

Trung tâm Con người và Thiên nhiên cũng cho biết, sau khi Luật BVMT 2014 được Quốc hội thông qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bên liên quan hiện đang tiến hành xây dựng các Nghị định hướng dẫn thi hành nhằm đảm bảo Luật có thể áp dụng từ 01/01/2015. Đây là cơ hội cho các tổ chức xã hội, các cơ quan nghiên cứu, cộng đồng dân cư và cá nhân quan tâm cùng tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, giải pháp nhằm thể chế hóa những quy định khung trong Luật BVMT 2014 phù hợp thực tiễn và hiệu quả trong thời gian tới.

Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia