Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Nếu xây hàng loạt đập thủy điện ở đầu nguồn sông Mê Kông, ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí có nguy cơ bị xóa sổ nếu vỡ đập.

Những cái đập không khác gì những quả bom nước khổng lồ lơ lửng trên đầu hàng triệu người dân ĐBSCL.

Thông tin trên được nhiều chuyên gia cảnh báo tại hội thảo về tác động của thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức trong hai ngày 23 và 24/9 tại An Giang.

Ngành nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL sẽ bị đe dọa nghiêm trọng khi hàng loạt đập thủy điện được xây dựng ở thượng nguồn sông Mekong (Ảnh: Đ.Vịnh/Tuổi Trẻ)
Ngành nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL sẽ bị đe dọa nghiêm trọng khi hàng loạt đập thủy điện được xây dựng ở thượng nguồn sông Mê Kông (Ảnh: Đ.Vịnh/Tuổi Trẻ)

Ngành thủy sản điêu đứng

Hiện Trung Quốc đã triển khai một số trong 15 công trình thủy điện trên sông Mê Kông. Trên dòng sông này, 11 đập thủy điện quy mô lớn khác cũng được các nước lên kế hoạch xây dựng.

Việc xây đập ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến hai thế mạnh trụ cột của vùng là nông nghiệp và thủy sản. Những tổn thất đó sẽ gây hiệu ứng domino lên các ngành dịch vụ, công nghiệp và hoạt động kinh tế khác
TS Lê Anh Tuấn(Trường ĐH Cần Thơ)

Theo nghiên cứu của Ủy hội sông Mê Kông, các đập thủy điện sẽ biến khoảng 55% độ dài sông ở hạ lưu thành những hồ chứa nước và làm biến đổi dòng chảy, từ đó thay đổi bản chất tự nhiên cũng như môi trường sinh thái của dòng sông. Đồng thời làm giảm diện tích vùng đầm lầy dẫn tới thay đổi môi trường sống và chặn luồng di cư của nhiều loại thủy sản.

Ông Nguyễn Hữu Thiện, trưởng nhóm tư vấn đánh giá môi trường chiến lược các đập dòng chính Mê Kông, đưa ra con số ở ĐBSCL mỗi năm sẽ có 220.000-440.000 tấn cá trắng di cư các loại biến mất, mức thiệt hại có thể lên tới 1 tỉ USD.

Cá trắng lại là thức ăn của các loài cá đen nên sự tuyệt chủng của chúng dẫn tới loài cá đen cũng biến mất theo. Chỉ riêng tổn thất này đã lớn hơn lợi ích hằng năm từ thủy điện mang lại.

“Sông Mê Kông còn bổ sung nguồn thức ăn phong phú cho thủy sản ở một vùng biển rộng lớn. Một khi nguồn dinh dưỡng này suy giảm thì lượng thủy sản biển cũng giảm theo. Đồng thời nguồn cá tạp làm thức ăn chăn nuôi suy kiệt dẫn tới nghề chăn nuôi thủy sản cũng điêu đứng” – ông Thiện nhận định.

Có thể san phẳng ĐBSCL

Theo TS Đào Trọng Tứ – giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và biến đổi khí hậu, nếu ở phía thượng lưu 15 công trình thủy điện thuộc địa phận Trung Quốc và 11 đập thủy điện trên địa phận Lào, Thái Lan, Campuchia được xây dựng thì tổng dung tích điều tiết của toàn hệ thống bậc thang này ước hơn 30 tỉ m3 nước.

Trong điều kiện vận hành bình thường, lượng nước điều tiết xuống hạ lưu chắc chắn làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của dòng sông.

Đáng quan ngại nhất, theo các chuyên gia, là nguy cơ vỡ đập. Ông Thiện cho rằng nếu vỡ một đập thì hàng loạt đập khác sẽ vỡ dây chuyền.

Trong đó, đập Sambo do một công ty Trung Quốc xây dựng ở Campuchia (bề ngang hơn 18km, cao 56m) nếu xảy ra sự cố, lượng nước được tích trữ ở độ cao 40m trên mực nước biển sẽ biến thành quả bom nước khổng lồ tống xuống san phẳng cả ĐBSCL.

Các nhà khoa học, nhà quản lý nhận định lợi ích từ thủy điện trên dòng chính Mê Kông đem lại cho các nước không đáng kể, mỗi đập thủy điện chỉ vài chục triệu USD/năm, nhưng tổn thất là vĩnh viễn không thể phục hồi lại được. Cả cộng đồng 60 triệu dân sống bên lưu vực dòng sông này gánh chịu lâu dài.

“Biến đổi khí hậu đã khó đối phó, hệ thống thủy lợi và canh tác hiện nay chưa thể thích nghi được, nay làm thêm các đập ở thượng lưu thì phải nói là không có cách nào, biện pháp nào để đối phó, cứu vãn” – TS Lê Anh Tuấn, Trường ĐH Cần Thơ, cảnh báo.

Sông thành hồNhiều chuyên gia cho biết sau khi hình thành hàng loạt đập thủy điện, nhiều đoạn dòng sông ở phía trước đập sẽ trở thành những hồ nước dài khoảng 100km. Khi đó dòng chảy ở thượng lưu giảm, lượng phù sa đổ về vùng châu thổ sẽ chỉ còn lại 7 triệu tấn/năm, dẫn tới gia tăng hiện tượng sạt lở bờ sông.

Lượng phù sa đó cũng không đủ bù đắp dinh dưỡng cho đất canh tác, muốn duy trì năng suất trong nông nghiệp thì phải sử dụng thêm lượng phân bón khiến chi phí sản xuất tăng lên.

Trong khi dòng chảy giảm làm mất đi khả năng rửa trôi, từ đó nạn ô nhiễm môi trường càng thêm trầm trọng. Mặt khác, các đập này không cắt lũ vào mùa lũ sẽ khiến lũ diễn biến bất thường, còn mùa khô làm kiệt thêm dòng chảy nên mặn sẽ xâm nhập sâu vào ĐBSCL.

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia