Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Ngày 10/10/2014, tại Hà Nội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc Hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với sự hỗ trợ của Liên minh Khoáng sản và Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã cùng phối hợp tổ chức Hội thảo: “ Tăng hiệu quả thu ngân sách từ khai thác khoáng sản: Giải pháp nào cho Việt Nam?” nhằm cùng thảo luận về thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu ngân sách lĩnh vực khai thác khoáng sản ở Việt Nam.

Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: PanNature)
Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: PanNature)

Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng. Trong những thập kỷ qua, công nghiệp khai thác của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng và đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước. Theo số liệu thống kê, khai thác dầu, khí và khoáng sản đóng góp khoảng 25% tổng thu ngân sách nhà nước. Tuy vậy, nhiều ý kiến vẫn cho rằng những đóng góp này chưa thực sự tương xứng với mức độ khai thác, chi phí đầu tư và tổn thất môi trường. Chính sách quản lý hiện tại cũng chưa khuyến khích doanh nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản một cách tiết kiệm và hiệu quả. Đặc biệt, hệ thống quản lý tài chính vẫn còn tồn tại nhiều lỗ hổng, tạo ra kẽ hở cho việc thất thoát nguồn thu. Trong bối cảnh khoáng sản là tài nguyên hữu hạn, Việt Nam cần cân nhắc một số giải pháp nâng cao hiệu quả đóng góp từ hoạt động khai thác tài nguyên.

Khi tham gia khai thác khoáng sản, doanh nghiệp phải đóng góp các khoản như tiền cấp quyền khai thác, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, thuế lợi nhuận, thuế xuất khẩu và một số loại nguồn thu khác. Trong đó, rất nhiều khoản đóng góp được thu dựa trên số liệu báo cáo của doanh nghiệp như sản lượng khai thác hay mức lợi nhuận. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay chưa có cơ chế kiểm chứng một cách hiệu quả các số liệu do doanh nghiệp báo cáo. Điều này dẫn đến những rủi ro như doanh nghiệp khai báo thấp hơn thực tế nhằm giảm nghĩa vụ đóng góp tài chính. Cách tính thuế, phí dựa trên sản lượng khai thác cũng dẫn đến việc doanh nghiệp chỉ chú trọng phần tài nguyên có chất lượng cao, vị trí dễ tiếp cận nhằm giảm thiểu phí khai thác và tăng lợi nhuận, gây lãng phí tài nguyên quốc gia.

Ngoài ra, đóng góp ngân sách từ lĩnh vực khai khoáng thường thiếu ổn định do tính chất không tái tạo và do những biến động về giá cả ở thị trường thế giới. Cụ thể, nguồn thu từ khai thác dầu khí có thể giảm mạnh khi nguồn dầu khí gần cạn kiệt hoặc khi giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm. Điều này dẫn đến những thách thức lớn để đảm bảo an ninh tài chính trong thời gian ngắn hạn và dài hạn. Để giải quyết những thách thức này, nhiều quốc gia đã xây dựng hệ thống quản lý tài chính riêng biệt cho nguồn thu từ khai thác tài nguyên. Thông thường, nguồn thu từ khai thác tài nguyên được quản lý trong một tài khoản hoặc quỹ riêng. Sau đó, nguồn thu được phân bổ đến các cấp, các mục đích khác nhau bao gồm tiết kiệm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nguồn thu từ khai thác khoáng sản cùng các khoản tài chính khác được quản lý trên một hệ thống chung. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc đảm bảo tính ổn định, sử dụng hiệu quả nguồn thu và xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu tốt để phục vụ công tác quản lý lĩnh vực khai khoáng.

Gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức về mặt ài chính liên quan đến đầu tư công thiếu hiệu quả, khủng hoảng ngân hàng và suy thoái kinh tế toàn cầu. Bởi vậy, các cơ quan tài chính cũng đang được đặt dưới áp lực lớn để đảm bảo kế hoạch thu ngân sách. Trong bối cảnh trên, một số loại nguồn thu, đặc biệt rong lĩnh vực khai thác tài nguyên, đang được cân nhắc tăng. Tuy nhiên, giải pháp này chưa đủ để đảm bảo giải quyết các thách thức về mặt tài chính trong thời gian dài hạn. Việt Nam cần cân nhắc xây dựng những giải pháp mang tính tổng thế hơn để cải thiện hệ thống quản lý tài chính, giảm rủi ro trốn thuế – thất thu và nâng cao hiệu quả đóng góp từ lĩnh vực khai thác tài nguyên.

Sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI) được Cựu thủ tướng Anh Tony Blair giới thiệu lần đầu tiên và năm 202. Nguyên tắc của EITI là công khai các thông tin về hoạt động khai khoáng như hợp đồng, giấy phép, sản lượng khai thác cũng như các khoản đóng góp với sự giảm sát của cơ quan độc lập. Tính đến tháng 7 năm 2014, thế giới đã có 45 quốc gia cam kết thực thi EITI. Trong khu vực Asean, các quốc gia thực thi EITI gồm có Indonesia, Đông Timor, Philipine và Myanamar. Việt Nam đã tiếp cận EITI từ năm 209 thông qua việc tham dự Hội nghị toàn cầu EITI lần thứ 4 tại Doha. Sau đó, Bộ công thương được chỉ định là cơ quan đầu mối xem xét hực thi EITI. Tuy nhiên, sau 7 năm, Việt Nam vẫn chưa chính thức cam kết hực thi EITI.

Trong bối cảnh trên, hội thảo được tổ chức mục đích cùng thảo luận về thực trạng hiệu quả và các bất cập trong hệ thống chính sách tài chính lĩnh vực khai khoáng và các giải pháp nâng cao hiệu quả lĩnh vực khai thác khoáng sản trong đó có Sáng kiến EITI.

Hơn 100 đại biểu trong nước và quốc tế đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, viện nghiên cứu và cơ quan truyền thông báo chí đã tới tham dự hội thảo.

Tài liệu hội thảo

Chương trình Hội thảo

Tăng hiệu quả nguồn thu ngân sách trong khai thác khoáng sản từ việc đối mới chính sách ở Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Thuấn – Tổng Cục trưởng,  Tổng Cục Địa chất Khoáng sản –  Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các bất cập trong hệ thống thu và quản lý nguồn thu từ khai thác tài nguyên

TS. Lê Quang Thuận –  Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính

Doanh nghiệp khai khoáng của Việt Nam và tính minh bạch

Ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng Ban Pháp chế – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Kinh nghiệm quốc tế trong việc tăng cường hiệu quả thu ngân sách và quản lý  tốt nguồn thu từ khai thác tài nguyên

Ông Andrew Bauer – Chuyên gia phân tích kinh tế – Viện Quản trị Tài nguyên Thiên nhiên (Hoa Kỳ)

Thu ngân sách nhà nước về thuế tài nguyên trong khai thác khoáng sản, những tồn tại và giải pháp

Bà Hoàng Thị Hà Giang – Trưởng phòng các nguồn thu từ đất, Vụ Chính sách thuế, Tổng Cục Thuế

EITI 2013 và việc nâng cao hiệu quả lĩnh vực khai thác khoáng sản ở Việt Nam

Bà Trần Thị Thanh Thủy – Điều phối viên Liên minh Khoáng sản

Kinh nghiệm chuẩn bị và thực thi EITI ở Philipine và một số gợi ý cho Việt Nam

Bà Marie Gay Alessandra – Điều phối viên quốc gia EITI, Philipine

Xây dựng cơ chế tham gia đa bên trong thực thi EITI: Kinh nghiệm từ Philippine

GS. Tess Tabada – Đại diện mạng lưới Bantay Kita

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia