Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Đó là chủ đề Hội thảo được Ban quản lý Dự án biến đổi khí hậu và đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam tại Lai Châu giai đoạn 2014 – 2017 phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức sáng nay (27/1).
 
Đồng chí Lê Trọng Quảng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo Hội thảo. Dự Hội thảo còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, các huyện, thành phố, đại diện tổ chức ADDA (Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Đan Mạch Châu Á), Trung tâm con người và thiên nhiên (PanNature).

Theo tính toán của các nhà khoa học, Việt Nam là một trong 10 nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Nếu nước biển dâng 1m thì 20% dân số của nước ta bị ảnh hưởng và GDP có thể bị tổn thất lên tới 10%. Đặc biệt nghiêm trọng hơn nữa, nếu nước biển dâng 1m thì Việt Nam có thể bị mất phần lớn đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các đồng bằng duyên hải khác. Vì vậy an ninh lương thực, ổn định chính trị có thể bị tác động.

Đồng chí Lê Trọng Quảng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo Hội thảo. (Ảnh: Báo Lai Châu)
Đồng chí Lê Trọng Quảng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo Hội thảo. (Ảnh: Báo Lai Châu)

Tháng 10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu với nhiều giải pháp trong đó có những mục tiêu, giải pháp quan trọng trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực; Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, phát triển nền kinh tế theo hướng cacbon thấp. Đối với ngành nông nghiệp, để thích ứng với biến đổi khí hậu cần nghiên cứu tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với biến đổi khí hậu, đặc điểm sinh thái của vùng và địa phương; phát triển công nghệ sinh học, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để hướng tới nền nông nghiệp hiện đại; xây dựng hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh cây trồng và vật nuôi trong điều kiện biến đổi khí hậu…

Trong khuôn khổ buổi Hội thảo, các sở, ngành, tổ chức đã mang tới những thông tin về kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Lai Châu và yêu cầu đối với lĩnh vực nông nghiệp (Sở Tài nguyên và Môi trường); các nghiên cứu và triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật hướng tới nông nghiệp bền vững ở tỉnh Lai Châu (Sở Khoa học và Công nghệ); một số vấn đề canh tác nông nghiệp bền vững qua nghiên cứu tại các huyện của tỉnh Lai Châu; Một số mô hình canh tác bền vững trên đất dốc…

Ở Lai Châu, trong những năm gần đây khí hậu có nhiều thay đổi cơ bản đó là nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè, số đợt không khí lạnh giảm nhưng số ngày rét đậm, rét hại tăng lên, lượng mưa giảm nhưng cường độ mưa tăng, mực nước sông biến đổi lớn, mực nước một số sông, suối, hồ giảm mạnh, tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất phổ biến hơn… Đối với ngành nông nghiệp, biến đổi khí hậu đã gây ra khô hạn, nắng nóng kéo dài làm chậm thời vụ, giảm năng suất và chất lượng cây trồng, rét đậm rét hại làm chết vật nuôi, cây trồng, mưa lớn kéo dài gây ra lũ ống, lũ quét…

Trước bối cảnh đó, các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính như: tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường; tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý và sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nguồn chi cho bảo vệ tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu; nghiên cứu áp dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Lê Trọng Quảng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đại biểu tham dự Hội thảo cần đưa ra các giải pháp cụ thể giúp tỉnh thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt cần đưa ra được các mô hình cụ thể ứng phó với biến đổi để từ đó tỉnh có thể vận dụng mô hình và nhân rộng, giảm thiểu tác động của các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan.

Nguồn: Báo Lai Châu

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia