Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Đa dạng sinh học (ĐDSH) được xem là “vốn tự nhiên” cho giảm nghèo, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mất an ninh lương thực mà nhiều khu vực, quốc gia đang phải đối mặt. Tuy nhiên, bảo tồn ĐDSH lại không được xem xét một cách đầy đủ trong quy trình đánh giá tác động môi trường cũng như việc thực thi chính sách

Phần lớn các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) rất ít chú ý đến tác động tiềm tàng của dự án đến ĐDSH. Điều này dẫn đến hệ lụy khi dự án triển khai trong thực tế đã có những ảnh hưởng tiêu cực, làm suy giảm ĐDSH.

Đe dọa phát triển bền vững

Trước sự cần thiết phải thể chế hóa và đưa những nội dung, nguyên tắc, các tiêu chí đánh giá tác động ĐDSH vào trong các quy định đánh giá môi trông, ngày 24/3 tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức hội thảo “Lồng ghép tiêu chí ĐDSH trong đánh giá tác động môi trường ở VN”  với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Anh tại Hà Nội và Quỹ Hỗ trợ Châu Á (TAF).

(Ảnh: PanNature)
(Ảnh: PanNature)

Phát biểu tại hội thảo, bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT cho biết: “Bảo tồn ĐDSH đã trở thành một chính sách quan trọng của Nhà nước. Quyết tâm và cam kết bảo tồn ĐDSH được thể hiện qua sự hiện diện của cơ cấu quản lý ĐDSH từ Trung ương đến địa phương”.

Tuy vậy, tài nguyên ĐDSH của Việt Nam liên tục bị suy giảm và suy thoái dưới áp lực của gia tăng dân số, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và nhất là sự đánh đổi với sự ưu tiên phát triển kinh tế trong các thập kỷ gần đây. ĐDSH bị phá hủy và mất sinh cảnh do chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho nông nghiệp, thủy điện, khai khoáng, giao thông, công nghiệp và phát triển đô thị. Do vậy, tốc độ mất sinh cảnh ngày càng cao, số loài bị đe dọa ngày càng nhiều. “Dịch vụ hệ sinh thái suy giảm đe dọa đến cuộc sống và phát triển bền vững”, bà Hoàng Thị Thanh Nhàn quan ngại. Thêm vào đó, nhiều diện tích rừng tự nhiên, đất ngập nước đã bị chuyển đổi sang trồng cây công nghiệp quy mô lớn hay xây dựng cơ sở hạ tầng, dòng chảy tự nhiên các con sông bị chặn lại để xây dựng thủy điện… Điều này cho thấy, vai trò và giá trị của ĐDSH không được xem xét và đánh giá đầy đủ trong quá trình lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như ra quyết định của các dự án phát triển. ĐDSH cũng bị xem nhẹ trong đánh giá môi trường chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển.

Đồng quan điểm này, TS. Lê Hoàng Lan, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) cho biết, nhiều quy định chung về việc cân nhắc các yếu tố ĐDSH khi xây dựng, thẩm định và triển khai các hoạt động phát triển, cũng như quy định việc cân nhắc các yếu tố ĐDSH khi đánh giá tác động và đề xuất biện pháp giảm tác động. Tuy nhiên, không có lưu ý về những đặc thù của đánh giá tác động ĐDSH, không có quy định cụ thể về các nội dung đánh giá tác động ĐDSH và các tiêu chuẩn ĐDSH để so sánh. Mặt khác, nội dung hướng dẫn đánh giá tác động đến ĐDSH rất sơ sài, gần như giống nhau đối với mọi loại hình dự án, mặc dù các dự án có đặc điểm khác nhau về quy mô, phạm vi tác động. “Hơn nữa, việc coi ĐDSH chỉ là môt thành phần của môi trường tự nhiên, như đất, nước, không khí làm cho đánh giá của chúng ta không tốt. Vì ĐDSH có đặc thù rất khác, bao gồm cả con người, nằm trong hệ thống cần được bảo vệ”, bà Lê Hoàng Lan khẳng định.

Những định hướng cụ thể

Đưa ra dẫn chứng trong dự án phát triển đường giao thông phía tây bắc Côn Đảo vừa được thực hiện năm 2014, bà Lê Hoàng Lan phân tích, bên cạnh việc chỉ ra phạm vi vùng sinh học có khả năng chịu tác động đã được xác định, số liệu khảo sát hiện trạng phong phú và đã chú ý đến các đối tượng ĐDSH đặc thù của Vườn quốc gia Côn Đảo. Tuy nhiên, báo cáo không chú ý tham khảo về giá trị dịch vụ hệ sinh thái khi tham vấn cộng đồng. Chưa xem xét các tác động tiềm tàng, bao gồm cả tác động gián tiếp, tích lũy và kích thích để đánh giá đầy đủ tác động đến ĐDSH. Không đánh giá khả năng thích ứng của hệ sinh thái với những thay đổi trong môi trường sống.

Nhằm thúc đẩy đánh giá tác động đến ĐDSH ở VN, đại diện PanNature, TS. Nguyễn Đức Anh kiến nghị cần tham vấn chi tiết các bên liên quan (cộng đồng địa phương, chính quyền địa phương, ban quản lý vườn quốc gia, khu bảo tồn…) về tác động của dự án, biện pháp giảm, giá trị dịch vụ sinh thái và bồi hoàn ĐDSH. Mặt khác, cần xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐDSH. Đây được xem là nguồn thông tin chính thống cho các dẫn liệu về hiện trạng ĐDSH trong khu vực dự án. Sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia đảm bảo tính thống nhất về ĐDSH trong quy trình ĐTM và trong các báo cáo ĐTM, làm cơ sở so sánh các tác động khi có và không có dự án.

Bổ sung những kiến nghị trên, bà Lê Hoàng lan cho rằng, lồng ghép đánh giá tác động đến ĐDSH là một cách tiếp cận tổng thể và toàn diện để xem xét tác động của các dự án phát triển đến hệ động vật và dịch vụ hệ sinh thái cũng như các mối quan hệ giữa chúng. Lồng ghép bảo tồn ĐDSH trong các dự án phát triển thông qua công cụ ĐMC và ĐTM là cách làm phổ biến và có hiệu quả nhất hiện nay. Các hướng dẫn kỹ thuật lồng ghép đánh giá tác động đến ĐDSH và dịch vụ hệ sinh thái trong quy trình và thủ tục ĐMC/ĐTM cần được xây dựng và ban hành sớm. “ĐTM không phải là công cụ vạn năng, nó là một trong những công cụ và chỉ thực hiện được khi có sự đồng bộ quản lý, từ chính sách, con người, nhận thức đến trình độ kĩ thuật” bà Lan nhận định.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia