Đánh giá và giảm thiểu tác động ĐDSH của các chính sách và dự án phát triển là một yêu cầu quan trọng cho bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững ĐDSH. Yêu cầu này đồng nghĩa với sự cần thiết phải thể chế hóa và lồng ghép nội dung đánh giá tác động ĐDSH trong các quy định về đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường của Luật BVMT 2015 (sửa đổi). Theo đó, phạm vi nội dung, nguyên tắc và tiêu chí đánh giá tác động ĐDSH cần được xác định và bàn luận cả từ khía cạnh khoa học và thực tiễn áp dụng. Kinh nghiệm quốc tế về đánh giá tác động ĐDSH có ý nghĩa tốt cho việc thảo luận này.
Để nêu bật sự cần thiết và thúc đẩy mối quan tâm của các cơ quan chính sách về yêu cầu trên, ngày 24 tháng 03 năm 2015 Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức hội thảo khoa học “Lồng ghép tiêu chí ĐDSH trong đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam” với sự hỗ trợ tài chính của Đại sứ quán Anh tại Hà Nội và Quỹ Hỗ trợ Châu Á (TAF).
Tài liệu Hội thảo:
– Đánh giá tác động ĐDSH trong các dự án phát triển: Sự cần thiết và yêu cầu thực hiện
– Chính sách bảo vệ ĐDSH trong các dự án phát triển tại Việt Nam
– Lồng ghép ĐDSH trong ĐTM: Hiện trạng và kiến nghị
– Xây dựng Báo cáo ĐTM cho thực hiện Đề án thí điểm Đồng quản lý Khu nuôi ngao quảng canh
– Thảo luận về các tiêu chí và chỉ thị ĐDSH
– Hướng dẫn thực hiện ĐTM: Tiến trình và khả năng lồng ghép tiêu chí ĐDSH
– Đánh giá ĐDSH trong Chính sách an toàn của Ngân hàng ADB
– Trường hợp đánh giá tác động của dự án Thủy điện Trung Sơn (Thanh Hóa) đến ĐDSH
– Quản lý tác của dự án phát triển đến ĐDSH: Điều kiện cần và đủ