Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Trong hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế thông qua đầu tư và kinh doanh, ở cả trong nước hay ở nước ngoài, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước ý thức được việc “không chỉ làm giàu cho riêng mình”, mà còn nhận rõ trách nhiệm “việc đầu tư phải góp phần để môi trường tại nơi đầu tư phát triển bền vững từ cả hai góc độ: kinh tế và xã hội”.

Nhiều năm qua, cùng với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đã khuyến khích các doanh nghiệp Việt đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, với mục tiêu chung phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Cuối tháng 5/2015 vừa qua, Trung tâm Con người và Thiên nhiên thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã có văn bản gửi Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) góp ý cho Dự thảo Nghị định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam mang nặng dấu ấn trách nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam đối với “Trái Đất – ngôi nhà chung của Thế giới” dù rằng Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, còn đang ở giai đoạn đầu phát triển, còn rất nghèo và phải đối mặt với các khó khăn về kinh tế, tài chính, xã hội không nhỏ.

Khi người ngoài “mang chuông” đến

Có thể dẫn chứng các kiến nghị cụ thể đưa vào Nghị định là yêu cầu các nhà đầu tư Việt Nam tuân thủ các quy định của nước sở tại về đánh giá tác động môi trường, quy chuẩn môi trường và các chính sách an toàn khác.

Đối với những quốc gia chưa có khung pháp lý hoàn thiện, ngoài việc tuân thủ luật pháp nước sở tại, khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam áp dụng quy định tương ứng của Việt Nam về đánh giá tác động môi trường, các quy chuẩn môi trường và các chính sách an toàn khác.

Đối với những công ty đầu tư vào lĩnh vực có rủi ro cao như khai thác tài nguyên, khuyến khích các nhà đầu tư Việt Nam tham khảo và áp dụng các nguyên tắc quốc tế về trách nhiệm môi trường và xã hội.

Ngoài ra, trong Nghị định còn có điều khoản khuyến khích và ưu đãi cho những nhà đầu tư thực hiện các hoạt động hỗ trợ cộng đồng tại các quốc gia nhận đầu tư.

Tính đến cuối năm 2014, Việt Nam đã thu hút được 17.499 dự án có vốn FDI với tổng số vốn đăng ký trên 250 tỷ USD, đồng thời Việt Nam cũng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 931 dự án với tổng vốn đăng ký đạt gần 20 tỷ USD.

Đáng lưu ý là trong tổng số 17.499 có tới 14.146 dự án (chiếm 80%) là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Đây là các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường không có sự giám sát, tham gia trực tiếp của các đối tác Việt Nam.

Viettel đi đầu chinh phục thị trường Mozambique với liên doanh Movitel
Viettel đi đầu chinh phục thị trường Mozambique với liên doanh Movitel

Đáng tiếc là, với một nguyên nhân vừa nêu trong nhiều nguyên nhân khác về tỷ lệ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cao, chiếm tới 80% tổng số doanh nghiệp FDI, nên thời gian qua, còn nhiều các doanh nghiệp có vốn FDI đã vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Việc xả nước thải chưa đáp ứng quy chuẩn ra sông Đồng Nai là một ví dụ.

Việc xử lý các chất thải rắn, khí thải… còn là các vấn đề lớn khó xử lý dứt điểm được ngay đối với nhiều doanh nghiệp này. Cũng đáng tiếc là có lẽ chưa có tiếng nói nào từ các tổ chức, chính quyền của các nước có các doanh nghiệp vi phạm này lên tiếng hoặc phối hợp với phía các đối tác của Việt Nam để chung tay xử lý các hậu quả mà các doanh nghiệp này đã gây ra tại Việt Nam.

Hiện mới thấy họ vào cuộc khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng tại các dự án ODA, phải chăng các vấn đề FDI là chuyện riêng của các doanh nghiệp, chính quyền các nước đó làm ngơ để các doanh nghiệp của họ làm giàu bất chính, chuyển lợi nhuận về nước?!

Việt Nam đã đầu tư sang 66 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 10 nước có tiếp nhận đầu tư lớn từ Việt Nam là Lào, Campuchia, Nga, Venezuela, Peru, Angieri, Myanmar, Hoa Kỳ và Tanzania.

Và khi “mang chuông đi xứ người”

Các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư ra nước ngoài vượt ngưỡng 1 tỷ USD gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Viettel; Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam; Tổng Công ty Sông Đà; Tập đoàn Hoàng Anh – Gia Lai và Công ty cổ phần Golf Long Thành.

Theo số liệu thống kê cho thấy phần lớn các dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam có quy mô lớn mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đang trong giai đoạn triển khai, chưa có doanh thu, chưa phát sinh lợi nhuận… nên đầu tư của Việt Nam ở nước ngoài chưa đóng góp được nhiều cho nước sở tại cũng như cho Việt Nam.

Tuy nhiên, khi các dự án có quy mô lớn nêu trên đi vào hoạt động sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội của nước tiếp nhận đầu tư, khi ngay từ giai đoạn đầu này, các doanh nghiệp của Việt Nam đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự phát triển bền vững của nước đến đầu tư. Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động nước sở tại.

Rừng cao su của Hoàng Anh Gia Lai ở Lào
Rừng cao su của Hoàng Anh Gia Lai ở Lào

Như tại Lào và Campuchia, chính sách hỗ trợ an sinh của các doanh nghiệp Việt Nam tại nước sở tại đã góp phần tạo công ăn việc làm cho đông đảo người dân, góp phần ổn định cuộc sống, xóa đói giảm nghèo cho một số khu vực nông thôn của Lào và Campuchia.

Từ thực tế tiếp nhận đầu tư và đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam thời gian qua, cho thấy: để đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp được vào mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội bền vững, có hiệu quả lâu dài của mỗi quốc gia, rất cần có sự phối hợp quản lý nhà nước giữa các quốc gia đi đầu tư và tiếp nhận đầu tư.

Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước của Việt Nam về đầu tư nước ngoài nói chung (cả tiếp nhận và đầu tư ra bên ngoài), trước các đề xuất của doanh nghiệp như nêu trên, cần điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn và tăng cường giám sát để sớm phát hiện được các hoạt động vi phạm pháp luật của doanh nghiệp tại mỗi nước và vi phạm thông lệ đầu tư quốc tế để ngăn chặn, góp phần thúc đẩy hiệu quả đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội bền vững chung trong khu vực và và trên Thế giới.

Nguồn: Thời báo Kinh Doanh Điện tử

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia